Sự Tích Di Lặc Bồ Tát – 15+ hình ảnh nền tượng Phật Di Lặc đẹp nhất

 

KIẾN THỨC – ĐỨC PHẬT DI LẶC BỒ TÁT: PHẬT VÔ NĂNG THẮNG VÀ SỰ VUI TƯƠI, HẠNH PHÚC, AN LÀNH

Di Lặc là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỷ, xả của Ngài, tức: “người có lòng từ”. Cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng, phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Đức Di Lặc là một vị Bồ Tát, là Phật vị lai.

Ngài vốn là người Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và đã viên tịch trước Phật. Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu – Suất.

Sau bốn ngàn năm trong cõi trời, Ngài sẽ sinh trở lại thế giới Ta-bà của chúng ta, rồi thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, hiệu là Di Lặc

Bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu – Suất, nếu tính theo năm của thế gian thì phải tới 57.060.000.000 năm nữa đức Phật Di Lặc mới ra đời.

Tuy số kiếp chưa đến, Ngài còn pử trong trời đất, hóa thân trong mười phương và thuyết pháp độ chúng sinh. Đức Phật Di Lặc có tướng mập tròn, thường có trẻ con quấn quýt vui vẻ xung quanh.

Những cuốn cổ thư đều có ghi chép về sự tích của hòa thượng Bố Đại như “Cảnh Đức Truyền Đăng Lục”, “Ngũ Đăng Hội Nguyên”, “Minh Châu Cảm Ứng Đại Sư Bố Đại Hòa Thượng Truyện”, v.v.. Sách Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thời Tống (1004) chép:

“Quê ở Minh Châu, huyện Phụng Hóa. Không ai rõ tên họ Ngài là gì, chỉ biết Ngài tự xưng mình là Khiết Thử, mọi người thường gọi là Bố Đại Hòa Thượng, nghĩa là ‘Hòa Thượng Túi Vải”.

 

XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT DI LẶC ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA:

[elementor-template id=”9996″]

I, Sự Tích về Đức Phật Di Lặc:

1/ Phật Di Lặc là ai?

Phật Di Lặc là ai? Phật Di Lặc ra đời khi nào?

Theo quan điểm Phật giáo, Đức Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật.

Đức Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất. Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.

Sự tích về Đức Phật Di Lặc được ghi chép trong các tài liệu kinh điển của nhiều tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa). Sự tích về Ngài được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ Tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Nếu năm đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật gia, Ngũ trí).

Cũng có tài liều cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanātha, thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:

Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)

Pháp pháp tính phân biệt luận(sa. dharmadharmatāvibaṅga)

Trung biên phân biệt luận(sa. madhyāntavibhāga-śāstra)

Hiện quán trang nghiêm luận(sa. abhisamayālaṅkāra)

Đại thừa kinh trang nghiêm luận(sa. mahāyānasūtralaṅkāra)

Phật Di Lăc chỉ giáng sinh sau một thời gian rất dài về sau, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.

Theo kinh Pháp Diệt Tận, Phật Thích Ca đã nói rằng từ thời điểm đó tới lúc Bồ Tát Di Lặc thành Phật là rất lâu xa, phải khoảng chừng 10 triệu năm.

2, Phật Di Lặc có ý nghĩa gì?

Ở mỗi Đức Phật sẽ có chủ về một hạnh, nếu như Đức Di-đà chủ hạnh một cách trang nghiêm, thì Đức Thích-ca chủ hạnh thanh tịnh còn Đức Di Lặc chủ hạnh hỷ xả.

Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Đức Phật Di Lặc chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt thể hiện cho sự vui vẻ, hạnh phúc. Nụ cười này mang lại cho người nhìn cảm giác từ tâm, thanh thản, nhẹ nhàng vô cùng. Đôi tai dài để nghe thấu mọi sầu bi của thế gian, hoá giải mọi muộn phiền và tấm lòng bao dung độ lượng vô bờ bến, ai chê ai khen thì Ngài cũng vẫn giữ nụ cười. Cái bụng tròn hở rốn thể hiện sự no nê tràn đầy. Chính thân hình mập mạp và nụ cười tươi tắn hiền hoà làm cho Ngài trở nên gần gũi hơn với mọi người.

3, Sự tích hay về Đức Phật Di Lặc:

Trong thời kì nước Lương thuộc về đời Ngũ quí, Ngài ứng tích ở nơi Châu Minh, tại huyện Phụng hóa. Ngài mang một thân hình khác hơn người thế tục, trán thì nhăn, bụng thì lớn, và hình vóc mập mạp. Lúc đó không ai biết tên họ của Ngài, chỉ thấy Ngài thường mang theo một cái túi vải mà thôi, nên người kêu là: “Bố Đại Hòa Thượng”.

Ngài có tánh khôi hài và chỗ ăn và nằm ngày đêm không có nhứt định. Ngài đi đâu rồi cũng thấy trở về Chùa Nhạc Lâm mà trú ngụ. Mỗi khi đi đường, Ngài thường cầm gậy Tích trượng và mang cái túi bằng vải, không khi nào rời hai vật ấy ra khỏi mình. Thường ngày lại có 18 đứa trẻ con (là lục căn, lục trần, và lục thức) nhỏ thường đeo đuổi theo một bên mà diễu cợt làm cho Ngài tức cười mãi mãi. Thường khi Ngài đi vào chốn thôn quê hay là nơi đồng ruộng, hễ ai cho những vật gì, khi Ngài ăn xong, còn dư lại bao nhiêu đều bỏ vào túi.

Lúc đi tới nơi chợ quán, thì Ngài ngồi xuống, mở túi lấy những đồ ăn dư đưa lên, kêu mấy người đứng xung quanh mà nói rằng: “Các ngươi xem coi đó là cái gì ?“ Ngài nói rồi một giây lâu bỏ đồ ấy vô túi mà mang đi. Còn có khi Ngài gặp Thầy Sa Môn đi ngang qua, Ngài ở sau vỗ lưng một cái, làm cho Thầy Sa Môn giật mình, ngó lại mà hỏi rằng: “Hòa Thượng làm cái gì vậy ?”

Ngài chìa tay ra nói: “ Ngươi cho Ta xin một đồng tiền”.

Thầy Sa Môn thấy vậy, mới nói: “Nếu tôi hỏi một điều mà Hòa Thượng nói được, thì tôi cho”.

Ngài liền để cái túi xuống, chấp tay đứng một bên, rồi lấy túi mang trở lại mà lật đật quày quả đi liền.

Một bửa kia, Ngài đi vào trong đám đông người, có một Tăng nhân hỏi Ngài rằng: “Hòa Thượng ở trong đám đông người làm chi đó?”

Ngài trả lời rằng: “Ta đang đợi một người đến”

Tăng nhân hỏi: “Hòa Thượng đợi ai ?”

Ngài bèn thò tay vào túi lấy một trái quýt đưa cho ông Tăng.

Ông vừa giơ tay ra lấy trái quýt, Ngài liền rụt tay lại mà nói rằng: “Ngươi chẳng phải người ấy”

Lại có một hôm, Tăng Nhân chợt thấy Ngài đứng bên đường gần chợ, bèn hỏi rằng: “Hòa Thượng ở đây làm chi ?”

Ngài liền đáp rằng: “Ta đi hóa duyên”.

Tăng Nhân thấy vậy mới nói rằng: “Hóa duyên ở đâu nơi ngã tư như vậy ?”

Ngài trả lời: “ Ngã tư chính là chỗ Ta muốn hóa duyên”.

Tăng Nhân vừa muốn hỏi chuyện nữa, thì Ngài liền mang cái túi vải rồi cười ngất mà đi một hơi.

Lại một ngày khác, ông Bạch Lộc Hòa Thượng gặp Ngài, liền hỏi rằng: “ Thế nào gọi là: cái túi vải ?”

Ngài nghe hỏi liền để túi xuống, rồi khoanh tay mà đứng.

Ông Bạch Lộc Hòa Thượng lại hỏi rằng: “Công việc của cái túi vải ra làm sao ?”

Ngài liền mang túi mà đi, không trả lời chi hết.

Có một ngày kia, ông Bảo Phước Hòa Thượng gặp Ngài hỏi rằng: “Thưa Ngài! Duyên cớ tại sao mà xưa Đức Tổ Sư ở bên Tây phương qua đây là có ý gì ?”

Ngài nghe hỏi liền để cái túi vải xuống, rồi đứng tự nhiên.

Ông Bảo Phước Hòa Thượng lại hỏi nữa rằng: “ Chỉ như vậy, hay là còn có cái gì nữa hay không ?”

Ngài nghe hỏi như thế, bèn lấy túi vải mang trở lại mà đi, không hề trả lời.

Cũng kể từ đó, hễ Ngài đi đến đâu, thì người ta tranh nhau mà chận đón và níu kéo, để mời Ngài vào nhà, chứ không cho đi luôn. Bởi vậy cho nên trong các quán rượu và tiệm cơm, người người tha hồ ăn uống no say, không có chút gì nhàm chán, vì Ngài vào đâu thì buôn bán đắt đến bội phần.

Khi Ngài đi đến quận Tứ minh, Ngài thường giao du với ông Tưởng Tôn Bá một cách rất thân mật, Ngài có khuyên bảo ông mỗi ngày trì niệm câu chú: “Ma ha bát nhã ba la mật đa”. Vì vậy người ta đều kêu ông Tưởng Tôn Bá là: Ma ha cư sĩ.

Có một ngày nọ, ông Ma ha cư sĩ cùng Ngài đồng tắm dưới khe Trường đinh. Khi Ngài đưa lưng bảo ông Ma Ha kỳ giùm, thì ông thấy nơi lưng Ngài có bốn con mắt rực rỡ chói lòa, bèn lấy làm kinh dị vô cùng. Ông liền đãnh lễ Ngài mà nói rằng: “Hòa thượng quả là một vị Phật tái thế”.

Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng: “Ngươi chớ nói tiết lộ. Ta cùng ngươi ở với nhau đã ba bốn năm nay, vốn là có nhân duyên rất lớn, rồi đây Ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, vậy ngươi chớ buồn rầu thương nhớ “.

Ngài nói rồi, bèn về nhà ông Ma Ha cư sĩ mà hỏi rằng: “Ý ngươi có muốn giàu sang hay không?”

Ông Ma Ha cư sĩ thưa rằng: “Sự giàu sang như lùm mây nổi, như giấc chiêm bao, có cái gì là bền lâu chắc chắn đâu, nên tôi nguyện làm sao cho con cháu tôi đời đời được miên viễn mà thôi”.

Ngài bèn lấy cái túi của Ngài thọc tay vào lấy ra một cái túi nhỏ, một cái hộp, và một sợi dây, liền đưa cho ông Ma Ha cư sĩ mà nói rằng: “Ta cho ngươi mấy vật này mà từ biệt. Ngươi phải giữ gìn cho kỹ càng mà làm biểu tín những việc hậu vận của nhà ngươi”.

Ông Ma Ha cư sĩ vâng lãnh mấy món ấy mà chẳng rõ được là ý gì. Cách vài bữa sau Ngài trở lại nhà ông mà hỏi rằng: “Nhà ngươi có hiểu được ý Ta hay không?”

Ông thưa rằng: “Thưa Ngài! Đệ tử thiệt chẳng rõ”.

Ngài nói rằng: “Đó là Ta muốn con cháu nhà ngươi ngày sau cũng như mấy vật của Ta cho đó vậy”.

Nói rồi Ngài bèn từ giã mà đi liền.

Đến sau, quả nhiên con cháu của ông Ma Ha cư sĩ được vinh hoa phú quý, hưởng lộc nước đời đời. Đó là mấy vật của Ngài cho có hiệu nghiệm như vậy.

Nhằm ngày mùng ba tháng ba, năm thứ ba, đời Trịnh Minh, Ngài không tật bệnh gì cả, ngồi trên bàn thạch, gần nơi mái chùa Nhạc Lâm mà nhập diệt.

Nhắc lại khi Ngài chưa viên tịch, có người tên Trấn Đình Trưởng thấy Ngài hay khôi hài không lo sự gì cả, nên mỗi lần gặp Ngài thì buông lời cấu nhục, rồi giựt cái túi vải mà đốt.

Cứ bửa nay đốt rồi, hôm sau ông Trấn Đình Trưởng cũng thấy Ngài mang cái túi ấy như cũ.Hắn rất nổi giận đốt cháy rụi luôn đến ba lần, cũng vẫn thấy Ngài còn mang còn mang cái túi vải đó.

Chính sự lạ đó nên Trấn Đình Trưởng đem lòng khâm phục Ngài không dám khinh dễ nữa.

Khi Ngài nhập diệt, thì ông Trấn Đình Trưởng lo mua quan quách mà tẩn liệm thi hài, nhằm mục đích chuộc tội lỗi của ông ngày trước. Nhưng đến chừng di quan, thì người khiêng rất đông, mà cứ cái quan tài lên không nổi.

Trong bọn ấy có một người họ Đồng, ngày thường tỏ lòng tôn kính Ngài một cách rất trọng hậu, nên thấy việc linh hiển như vậy, liền vội vã mua cái quan tài khác, rồi liệm thi hài của Ngài lại. Đến khi khiêng đi, thì số người cũng bấy nhiêu đó, mà khiêng nhẹ phơi phới như bông. Tất cả thấy vậy cũng đều kinh sợ và cung kính.

Lúc đó các người trong quận thiết lập ra một hội rất lớn, xây tháp cho Ngài ở nơi núi Phong Sơn. Núi ấy toàn là đá lởm chởm, hòn cao, hòn thấp, trong mấy hang đá đều là chỗ di tích của Ngài còn lưu truyền lại, nào là chỗ để tích trượng, nào là chỗ để bình bát, v.v..

Những chỗ sâu, chỗ cạn, chỗ lớn, chỗ nhỏ, hình tượng giống như cái bình bát, đều có nước đầy hoài, dẫu cho Trời đại hạn đi nữa, thì cũng chẳng có lúc nào khô kiệt.

Thiệt là nhiều việc anh linh hiển hách vô cùng!

Đức Di Lặc còn nhiều số kiếp nữa mới xuất hiện ra đời, để nối ngôi cho Đức Thích Ca mà làm một vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp, đặng đại chuyển pháp luân mà tế độ muôn loài và phổ lợi trong sa giới.

Nhưng vì chúng sinh chưa rõ lẽ thiện chơn, cứ vọng tưởng những việc huyễn hoặc, mà đành chịu sa chìm vào nơi khổ hải và tự mình chuốc lấy nẻo luân hồi.

Chớ Chư Phật tuy đã nhập diệt rồi, song Tam Bảo còn lưu trụ khắp cõi nhân gian, nếu ai hết lòng tinh tấn vui theo mà thọ trì, thì cũng như Phật đương trụ thế vậy.

Tiếc thay! Người đời trí cạn chướng sâu và tội nhiều phước ít, cho nên đối diện ngôi Tam Bảo coi như cách xa ngàn dặm.

Vì nguyên nhân của chúng sinh như thế, nên bất đắc dĩ Ngài mới ứng tích nhiều thời kỳ, đặng hóa độ các kẻ phàm loại trong nhân gian đó thôi

4, Hình Tượng Của Đức Phật Di Lặc

Hình tượng của Ngài được dựa theo một truyền thuyết ở bên Trung Quốc. Thời Ngũ Đại (907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải.

Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, khi gặp những đứa trẻ, Ngài cho tụi nó hết. Cho nên, con nít rất thích, cứ bu quanh chơi với Ngài.

Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng”.

Vì chỉ chơi với con nít, một số người lớn thấy vậy không ưa Ngài, có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt Ngài.

Nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười. Hình như lúc nào Ngài cũng nở nụ cười ở trên môi. Dù thân tướng mập mạp nhưng Ngài luôn tự tại.

Ngài sống rất tự tại, áo thì rách vá, đi tới đâu ai cho thì ăn, ai chửi thì Ngài cho vậy là tốt, ai đánh thì Ngài nằm ngủ khì, ai nhổ nước miếng lên mặt thì Ngài mặc kệ cứ để cho nó tự khô, khỏi phải mất công chùi. Khi nhập diệt, Ngài để lại một bài kệ:

Di-lặc chân Di-lặc,

Phân thân thiên bá ức,

Thời thời thị thời nhân,

Thời nhân tự bất thức.

Có nghĩa là:

Di-lặc thật Di-lặc,

Phân thân ngàn vạn ức,

Luôn luôn hiện vì đời,

Người đời tự chẳng biết.

Nghe đến bài kệ, thì mới đoán biết Ngài là đức Phật Di-lặc hóa sinh.

Từ đó trở đi, người ta lấy hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui của Bố Đại Hòa Thượng làm hình tượng của Đức Phật Di-lặc.

Phật Di Lặc trong Tây Du Kí nhiều lần xuất hiện giúp để cứu giúp Thầy Trò Đường Tam Tạm và Tôn Ngộ Không thoát khỏi kiếp nạn trên đường đi thỉnh kinh.

5, Ngày Vía Phật Di Lặc

Chúng ta đừng nghĩ rằng phải đợi có ngày sanh ngày tịch mới gọi là ngày vía. Đây là ý nghĩa thâm sâu trong nhà Thiền.

Ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc.

Chúng ta lạy Ngài với câu: Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật. Chư Tổ thấy thế gian xem ngày mùng một Tết là ngày định đoạt của suốt một năm.

Ngày này mọi người dè dặt từng lời nói, dè dặt từng hành động, dè dặt từng tên người đến thăm mình, dè dặt đủ thứ chuyện. Ngày mùng một Tết là ngày đầy đủ ý nghĩa của tương lai mỗi người.

Các Tổ lấy ngày mùng một Tết làm ngày vía đức Phật Di Lặc cũng là ngày tương lai rực rỡ, ngày tương lai sẽ thành Phật.

Sáng mồng một chúng ta lạy Phật, lạy vía Đức Di Lặc, là đặt hết cả niềm hy vọng vào tương lai, hy vọng chúng ta sẽ thành Phật.

Không cầu mong sự giàu có sang trọng gì mà chỉ hy vọng sẽ thành Phật. Đó là ý nghĩa sâu đậm nhất của ngày mùng một Tết để chúng ta lễ Đức Phật Di Lặc.

Ngày mùng một Tết quý Phật tử đi viếng cảnh chùa, cầu nguyện, thắp nhang cầu cho gia đạo bình an, xin lộc thường thấy các chùa treo câu chúc “Mừng xuân Di Lặc”. Điều này nhằm gợi nhớ ngày thánh đản của Ngài.

Câu niệm danh hiệu của Ngài là: “Nam mô Đại Từ Di Lặc Bồ tát” hay “Nam mô Di Lặc tôn phật” hay “Nam mô Di Lặc Bồ Tát”

6, Phật Bản mệnh Phật Di Lặc Bồ Tát:

 

Chúng ta đã tìm hiểu về sự ra đời cũng như những sự tích hay về Phật Di Lặc. Vậy Phật Di Lặc phù hộ tuổi nào? Phật Di Lặc hợp với tuổi gì?

Theo như tìm hiểu của Điêu Khắc Trần Gia thì Phật Di lặc hợp với những gia chủ mệnh Thổ.Người mênh Thổ nên đeo dây chuyền, mặt Đức Phật Di Lặc. Phát huy tối đa những công dụng của vị phật bản mệnh này trong cuộc sống thường ngày. Khi chọn đúng được vị phật bản mệnh còn mang tới sự tự tin cao độ cho người sử dụng khi biết chắc chắn rằng luôn có 1 thế lực đứng sau bảo vệ mình.

Những gia chủ mệnh Thổ bao gồm những người sinh năm sau như Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991, Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977.

II, Thờ tượng Phật Di Lặc trong nhà:

 

Việc lập Bàn Thờ và thờ tự Phật Di Lặc cũng gây ra không ít khó khăn cho Phật Tử với nhiều câu hỏi được đăt ra:

Có nên thờ Phật Di Lặc trong nhà?

Thờ Phật Di Lặc Như Thế nào?

Thờ Phật Di lặc mang ý nghĩa gì?

Nên thờ Phật Di lặc ở đâu?

1, Thờ tượng Phật Di Lặc trong nhà:

a, Thờ Phật Di Lặc ở đâu? Có nên thờ Phật Di Lặc trong nhà:

Nên đặt tượng Phật Di Lặc ở nơi dễ thấy và tôn kính ở trong nhà. Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, tinh thần về nhà thường rất uể oải.

Đặt tượng Phật Di Lặc ở chỗ dễ thấy nhất để khi bước vào nhà nhìn thấy được nụ cười rạng rỡ của Đức Phật thì mọi mệt mỏi sẽ giảm bớt đi rất nhiều, nhìn ngắm nụ cười Phật thường xuyên còn giúp mang lại niềm vui trong cuộc sống.

b, Cách Thỉnh Phật Di Lặc Về Nhà, thờ tượng Phật Di Lặc như thế nào:

Những người thờ Phật tại gia trước hết phải chọn ngày tốt thỉnh Phật Di lặc, nhờ người làm lễ khai quang

Theo Pháp sư Tịnh Không trong “Phật giáo là gì” thì khi thỉnh tượng phật về nhà không cần thiết phải nhờ pháp sư hay bất kì ai “khai quang” bởi “chính tượng Phật, Bồ tát vì chúng ta mà khai quang”.

Theo quan điểm Phật giáo thì Phật, Bồ tát có mặt khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng hiện. Do đó, Tấm lòng của gia chủ vãn là quan trong nhất trong việc thỉnh Phật Di lặc về nhà.

Chỉ cần chọn một vị trí mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.

c, Các loại tương Phật Di Lặc:

Hiện tại trên thị trường, Tượng Phật Di Lặc được nhiều cơ sở tôn tạo dưới nhiều chất liệu và kích thước khác nhau:

  • Tượng Phật Di Lặc bằng đồng
  • Tượng Phật Di Lặc bằng composite
  • Tượng Phật Di Lặc bằng gốm sứ
  • Tượng Phật Di lặc băng bột đá
  • Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ
  • Tượng Phật Di Lặc bằng nhựa.

Hoặc những chất liệu cao cấp hơn như:

  • Tượng Phật Di Lặc bọc bằng vàng
  • Phật Di Lặc mạ vàng
  • Tượng Phật Di Lặc bằng ngọc

Với mỗi chất liệu khác nhau, tôn tượng cũng sẽ có giá thành khác nhau:

Giá Tượng Phật Di Lặc bằng gốm sứ sẽ không giống Giá của tượng Phật Di Lặc bằng bột đá….

d, Những Điều Cấm Kỵ Khi Trưng Tượng Phật Di Lặc Trong Nhà:

  • Việc thờ cúng hay quảng bá truyền thông hình tượng Đức Phật Di Lặc tay cầm vàng là điều nên cân nhắc. Hình ảnh Đức Phật Di Lặc như thế không có lợi cho Phật giáo.
  • Không được đặt trực tiếp Tượng Phật xuống sàn nhà. Tượng Di Lặc ngồi với chiếc bụng bự làm nhiều người tưởng nhầm với ông Địa nên hay bày ở góc nhà, Tuy nhiên Phật Di Lặc là một vị Phật uy nghiêm của Phật giáo, trưng bày dưới đất thể hiện điều bất kính với Ngài
  • Không được để trong các không gian riêng tư như phòng ngủ vì đây là không gian riêng tư và thiếu tôn trọng với Phật. Đặt tượng trong phòng ngủ còn dẫn tới những giấc ngủ mộng mị, ngủ không ngon giấc về lâu về dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
  • Không đặt tượng gần hoặc hướng về những nơi xú uế như nhà vệ sinh, phòng ăn vì những khu vực này không sạch sẽ và thiếu sự trang nghiêm.
  • Không được đặt tượng Phật Di Lặc dưới chân gác hay cầu thang vì những khu vực này thường xuyên có người đi lại phía trên. Đặt tượng ở đây sẽ khiến cho gia đình hay gặp chuyện lận đận. Nên đặt tượng ở những chỗ trang trọng trong nhà.
  • – Chỉ nên thờ khoảng 3 vị Phật trong nhà, ví dụ Tam Thế Phật
  • – Không được cất giấu tượng Phật trong két sắt, tủ, hộp hay rương khóa lại khiến Phật không hài lòng, người trong gia đình dễ đau ốm và gặp chuyện không may.

e, Ý nghĩa Thờ Đức Phật Di Lặc

Phật Di Lặc với nét mặt phúc hậu, mang nhiều tốt lành tuy nhiên, cần phải nhớ Phật di lặc là một vị Phật chứ không phải thần tài nên cách thờ cúng Phật Di lặc trong nhà cũng sẽ khác xa với thần tài.

Trước tiên, trước mặt Phật thì không nên cầu xin danh vọng hay tiền tài vật chất. Cúng lễ Phật Di Lặc là cúng chay.

Nguyên do dẫn đến việc làm trên là việc tay Đức Phật Di Lặc cầm vàng, cầm tiền, cười cầu tài. Đức Phật Di Lặc bị thần tài hóa, nhưng tệ hơn, một thứ thần tài không được thờ cúng trang trọng, mà đẩy ra cửa, ra phòng khách làm người tiếp thị.

Hình ảnh mà người theo đạo Phật rất kính trọng, tôn thờ, mang tính chất thiêng liêng, là Phật tử, chúng ta nên hiểu đúng ngài là ai, và không nên trưng bày như một hình nộm tiếp thị.

Điều đó nguyên do dẫn đến những kiểu như thịt nướng Buddha, mì gói A Di Đà, dầu gió Phật Linh, đèn cầy Quan Âm… là những điều tối kỵ.

2, Thờ tượng Phật Di Lặc trong Ô tô:

Cần đặt tượng tại nơi cao nhất và phải sạch sẽ, không để dưới ghế, khoang hành lý hay hộc đựng đồ của ô tô. Tốt nhất nên đặt trên taplo của xe, đây là nơi đã được thiết kế miếng lót và miếng dán chống trượt, giúp tượng cố định một chỗ, không bị xê dịch, rơi vỡ.

Nếu bạn muốn được nhìn thấy tượng Phật Di Lặc mọi lúc, giúp bạn cảm thấy an tâm và vui vẻ, có thể đặt tượng trước mặt, đối diện hướng vô lăng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đặt tượng sang bên phải vô lăng để không cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng quá trình lái xe.

Khi đặt tượng Phật Di Lặc trên xe, cần hướng tượng về phía trước mặt, không hướng về phía đường đang đi.

Tượng Phật đặt trên xe phải còn nguyên vẹn, không được mất tay chân hay khuyết nửa người, thể hiện sự thiếu tôn kính với đức Phật.

Có thể đặt tượng Phật Di Lặc hình dáng nằm hoặc đứng trên xe đều được.

Trước khi đặt tượng Phật trên xe, nên mang lên chùa để thầy sư nhờ đức Phật cầu an cho chủ xe (lễ khai quang). Tuy việc làm này không bắt buộc, nhưng được xem là nghi thức quan trọng để tượng Phật phù hộ độ trì cho người lái xe luôn gặp may mắn và tai qua nạn khỏi vận hạn.

Đặc tượng Di Lặc trên xe cần chọn giờ/ngày/tháng tốt để thỉnh Phật lên xe.

Tránh đặt quá nhiều tượng Phật Di Lặc trên xe, chỉ nên đặt tối đa là 03 vị – còn được gọi là Tam Thế Phật. Nếu chủ xe đặt tượng Tam Thế Phật thì phải sắp xếp cùng một chỗ, ngang hàng nhau và có khoảng cách cân xứng.

Lau chùi tượng Phật phải dùng một khăn sạch riêng, không sử dụng chổi lông gà, khăn lau xe,… để vệ sinh tượng Phật.

Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, quý Phật tử có thể tải hính nền Phật Di Lặc đẹp để làm hình nền cho các thiết bị công nghệ. Đặc biệt ảnh Phật Di Lặc cười mang lại một niềm vui sảng khoái và nhiều may mắn cho gia chủ.

III, Quy trình điêu khắc tượng Phật Di Lặc bàng nhựa Composite tại Điều Khắc Trần Gia:

Tượng Phật Di Lặc bằng chất liệu nhựa composite sẽ được các điêu khắc gia tài năng của Trần Gia tôn tạo theo quy trình sau:

  • Tư vấn khách hàng lựa chọn mẫu mã, kích thước, màu sắc tôn tượng phù hợp dựa vào hình ảnh hoặc tượng mẫu.
  • Tiến hành tạo mẫu trên đất sét và chỉnh sửa theo ý khách hàng, tác phẩm phải đảm bảo thể hiện được thần thái, sự từ bi, nét tươi sáng của Đức Phật.
  • Chụp khuôn tượng bằng thạch cao.
  • Ra tượng thô chất lượng cao trên chất liệu composite.
  • Làm nguội, xử lý tượng thô tỉ mỉ, cẩn thận.
  • Sơn vẽ chuyên nghiệp theo yêu cầu của khách hàng.
  • Đóng kiện tôn tượng theo quy trình chuẩn của Trần Gia, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển miễn phí trong nước đến nơi an vị theo yêu cầu của khách hàng.

Để tìm đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về Phật Di Lặc và xem nhiều mẫu tượng Phật , các bạn đừng quên truy cập tại website của Tượng Phật Trần Gia. Nếu các bạn có mong muốn thỉnh tượng Phật Di Lặc thì cũng đừng ngần ngại liên hệ Tượng Phật Trần Gia để nhận tư vấn miễn phí nhé!

Mời quý Sư, thầy, cô, quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng hình ảnh tượng Đức Phật Di Lặc đẹp nhất do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo.

 

XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT DI LẶC ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA:

[elementor-template id=”9996″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

 

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]