Contents
- 1 SỰ TÍCH THỜ TƯỢNG QUAN ÂM TỐNG TỬ
- 1.1 I, Sự tích Quan Âm Tống Tử:
- 1.2 II, Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống tử:
- 1.3 III, Những lưu ý khi Cầu con Quan Thế Âm Bồ Tát, Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cầu con:
- 1.4 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
- 1.5 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
SỰ TÍCH THỜ TƯỢNG QUAN ÂM TỐNG TỬ
Quan Âm Tống Tử là hình tượng vị Bồ Tát được nhiều gia chủ lựa chọn để thờ trong nhà hoặc lập miếu. Tượng Quan Âm Tống Tử cũng từng được coi như báu vật. Ngài ban con cho những gia đình hiếm muộn hay cầu con trai. Ngài cũng cứu độ cho người hữu duyên mà lầm đường, giác ngộ những ác quỷ có ý định hại người.
Quan Âm Tống Tử có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống Tử là gì?
Nhân gian truyền tụng rằng, Quán Âm Tống Tử là một hóa thân khác của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài hiện thân trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực vô biên, chỉ sau Phật Tổ. Ngài là vị Bồ Tát biểu thị cho tinh thần Đại Bi. Hạnh nguyện của Ngài giống với đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác ngộ và tha thứ, là cứu vớt và giác ngộ người khác. Vì lí do này, Phật giáo Đại thừa xem Ngài là một vị Bồ Tát cực kì quan trong
Quán Âm Tống Tử là một trong rất nhiều hóa thân của Ngài. Đây cũng là hóa thân nổi tiếng và để lại nhiều sự tích nhất trong dân chúng. Bồ Tát thị hiện tại nhân gian, ban cho những người cầu xin con trai sẽ có được đứa con trai hiếu thảo. Người cầu xin con gái sẽ có người con gái ngoan hiền. Không những thế, Bồ Tát Tống Tử Quán Âm còn cảm hóa ma nữ bảo vệ sự an toàn cho những người phụ nữ trong khi sinh và sau khi sinh được mẹ tròn con vuông.
XEM THÊM TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9981″]I, Sự tích Quan Âm Tống Tử:
Quan Âm Tống Tử là ai? Vì sao lại thờ Tượng Quan Âm tống tử cầu con?
Câu chuyện về Sự tích về hình ảnh Quan Âm Tống Tử được lưu truyền trong nhân gian:
1, Kẻ tham và Tượng Đa Bảo Quan Âm bị mất trộm:
Ngày xưa, có Từ Vân Tự nhờ có thờ tượng Đa Bảo Quan Âm, cùng vì thế mà nhiều người từ mọi nơi kéo về dâng hương lễ Phật, tiền cúng nhiều vô kể. Những cũng vì quá đông người đến cầu xin lễ chùa mà xảy ra tình trạng rối loạn, nhốn nháo. Khách hành hương từ khắp nơi đổ về, và lẫn trong đó cũng không ít kẻ tham lam với mục đích xấu kéo đến.
Một hôm, có tên cướp là Hồ Thất cũng tìm đến Chùa Từ Vân. Tên cướp này vốn có lòng tham không đáy nên cứ lảng vảng đứng ngắm bức tượng Đa Bảo Quan Âm. Tượng Quan Âm Đa Bảo này được khắc bằng tinh lõi của cây lê lúc Bồ Tát hiển thân dùng cây lê thế thân chịu đòn cho mình ngày xưa. Bên trên có che trướng bằng hạt châu, tràng phan bằng đá quý. Tên cướp trở về tụ họp đồng bon lại bàn thảo, âm mưu đánh cắp pho tượng quý.
Tối hôm ấy, Hồ Thất một mình leo tường đột nhập vào chùa cõng tượng Quan Âm Đa Bảo đến một chỗ hẻo lánh. Chúng lấy hết các bảo vật trên 18 cánh tay của tượng, đem tượng liệng xuống sông để trôi theo dòng nước.
2, Người hiền đức và lời cầu xin Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát:
Sau khi bọn cướp vứt tượng Đa Bảo Quan Âm xuống sông thì Quan Âm Bồ Tát cũng vừa qua sông. Thấy bức tượng Phật đang trôi về phía Kim Lăng, Ngài quyết định chọn một người thiện lành và có duyên với Phật pháp để nhờ người ấy ra tay vớt bức tượng lên.
Lúc đó có người tên Phan Hòa, là một người làm nghề bán gạo ở Kim Lăng. Gia đình bán lương thực nên cảnh nhà cũng khá giả. Thường ngày Phan Hòa thích bố thí làm việc thiện, xa gần ai cũng khen ông là người tốt. Tuy là người chí thành thờ Phật và làm việc thiện nhưng Phan Hòa lại không may mắn về đường con cái. Ông mong muốn con trai tha thiết mà không được như ý. Cuối cùng đành tìm nơi xứng đáng kén rể quý rồi bắt rể coi như con trai.
Một hôm Phan Hòa nằm mộng thấy một người đàn bà đầu đội khăn, toàn thân áo trắng, nói rằng:
– Ông Phan, ngày mai ông hãy ra cửa sông đứng chờ. Khoảng giữa giờ Tý và giờ Ngọ sẽ có một bức tượng Quan Âm bốn mặt và 18 cánh tay trôi vào. Hãy cẩn thận vớt lên rồi đem tượng lên chùa Kê Ô, núi Thanh Lương tu sửa rồi thờ phụng. Chỗ đó có một tảng đá hình như cái lá sen, vừa khéo có thể dùng làm đài sen. Ông làm được việc này thì công đức vô lượng, muốn điều chi cũng có.
Phan Hoà đáp rằng:
– Tôi xin tuân theo lời dạy của bà làm tất cả các điều ấy. Hôm nay có phúc lành xin cho tôi hỏi một chuyện, tuy đã quá nửa đời người mà vẫn chưa có con trai, không biết tôi có hy vọng nào không?
Người đàn bà áo trắng nói:
– Điều đó dễ thôi, tôi ban cho ông một đứa con trai cũng được!
Nói xong người đàn bà lấy một con cờ vây trắng trao cho Phan Hòa. Ông tính hỏi thêm một câu nữa thì người đàn bà đã biến mất, giật mình thức giấc. Hôm sau Phan Hòa chạy ra cửa sông đứng đợi, quả nhiên thấy một bức tượng Quan Âm bằng gỗ từ từ trôi vào.
Ông cẩn thận vớt tượng lên, đưa lên chùa Kê Ô. Mướn người về tu sửa lại kim thân Bồ Tát, lấy tảng đá hình lá sen tạc thành một đài sen. Khi tên cướp Hồ Thất trộm tượng khỏi chùa, vô ý đụng bể phần dưới của tượng nên tượng không đứng được. Tượng chỉ có thể nằm nghiêng trên đài sen nên có tên là “Quan Âm nằm hoa sen” hay Ngọa liên Quan Âm.
3, Sự ra đời hình ảnh tượng Quan Âm Tống Tử:
Lúc này, Phan Hòa bỗng nhiên ngộ ra rằng, người đến báo mộng chính là Quan Âm Bồ Tát. Ông bèn mời một người thợ vẽ nổi tiếng ở Kim Lăng họa lại hình dáng Bồ Tát. Và với tâm mong cầu con trai tha thiết, ông còn nhờ người thợ vẽ thêm một cậu bé trai trong lòng Quan Âm Bồ Tát. Đặt tên hình là “Tống tử Quan Âm”, ngày ngày đều chí thành lễ bái. Hình ảnh Phật Quan Âm Tống Tử cũng được lấy theo bức họa trên.
Không lâu sau, vợ Phan Hòa sinh được một cậu con trai trắng trẻo dễ thương. Chuyện Phan Hòa thờ tượng Quan Âm Tống tử sinh con trai được truyền đi khắp nơi. Sau này, toàn vùng Giang Nam, nhà nào không có con trai đều thờ Phật Quan Âm Tống Tử. Dần dần trở thành một tục lệ trong thờ cúng.
Ở Việt Nam, câu chuyện được biến tấu thành Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ Tát Quán Âm với chúng sinh như mẹ thương con. Cũng thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.
II, Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống tử:
1, Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong đời sống và tâm linh
Từ Trung Quốc cho tới Việt Nam, có rất nhiều sự tích xoay quanh về Quan Âm Tống Tử. Từ việc giác ngộ ác quỷ để giúp những người phụ nữ sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Hay câu chuyện Quan Âm Tống Tử ban con trai cho một người có duyên.
Từ những câu truyện truyền thuyết được lưu hành, tục thờ Quan Âm Tống Tử trở lên phổ biến hơn. Những gia đình, người phụ nữ không có con hay chưa có con trai, sẽ đốt nhang đèn cầu xin Mẹ Quan Thế Âm Bồ tát ban cho con trai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, không ít ghi chép lại những câu chuyện xoay quang tục thờ Quan Âm Tống Tử cầu con. Những người phụ nữ bước vào kì sinh nở sẽ thành tâm cầu xin Ngài ban phước, để họ có thể thuận lợi sinh ra đứa con mà không bị ma quỷ bắt đi.
Hình tượng của Quan Âm Tống Tử, giống như một người mẹ hiền từ, đức độ. Người che trở, chỉ lối, cứu độ rồi giác ngộ cho những người lầm lỗi hoặc có duyên. Cũng chính vì vậy, tượng Quan Âm Tống Tử thường xuất hiện đứa trẻ trong lòng hay đứng bên cạnh Ngài.
2, Những di tích về truyền thống thờ tượng Qun Âm tống tử trong cung đình xưa:
Ở chùa Quán Thế Âm có một pho tượng Quan Âm Tống tử bằng bạch ngọc nguyên khối rất quý hiếm. Tượng cao 29cm, rộng 16,5cm, tạc từ khối bạch ngọc khoảng 5kg. Bức tượng mô phỏng Bồ Tát ngồi trên tòa sen hai tay nâng em bé. Đầu đội mũ Quan Âm, trên ngực và hai gối chạm bông sen nổi.
Pho tượng được tìm thấy trong một giếng sâu ở Hoàng thành Huế. Thượng tọa Thích Huệ Vinh kể lại rằng, sau giải phóng, một số người dân khi vét giếng trong khu Đại nội, Hoàng thành Huế đã phát hiện bức tượng nằm dưới lớp bùn đất.
Người ta tìm thấy 1 pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng ngọc quý giá trong Hoàng cung nhà Nguyễn. Theo các dấu vết và dã sử truyền lại, pho tượng này được các bà Hoàng thờ trong cung để mong cầu con trai. Ngoài câu truyện pho tượng Quan Âm Tống Tử bằng ngọc triều Nguyễn. Lịch sử các triều đại Việt Nam cũng ghi nhận từng có người thờ tượng Quan Âm Tống Tử trong cung. Như thời Lê có câu chuyện bí sử Quý phi thờ tượng Quan Âm Tống Tử cùng tà thuật để sinh Thái tử.
Như vậy có thể thấy rằng, tục thờ Quan Âm Tống Tử đã xuất hiện tại nước ta từ lâu. Không chỉ được dân chúng tin thờ, mà ngay cả trong Hoàng thất, đây cũng là linh phẩm vô giá.
III, Những lưu ý khi Cầu con Quan Thế Âm Bồ Tát, Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cầu con:
Trong Phẩm Phổ Môn, Đức Phật nói: “Nếu có người nữ, làm lễ cúng dường và muốn cầu con trai Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng gốc phúc đức, mọi người đều kính mến.” Rất nhiều đôi vợ chồng đã thành tâm làm theo và được công đức Niệm Quan Thế Âm Bố Tát
Vậy nên bái lạy, dâng cúng và cầu xin Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng mọi người cần lưu ý, rất nhiều người đến chùa với sự không thành tâm khi đứng chắp tay rồi cầu xin ngài con cái rồi đủ thứ tài lộc công danh nhưng không cảm ứng và điều cầu xin cũng không thành sự thực khi chúng ta chỉ đứng chắp tay bái, đó là thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với bậc Thánh
Mọi người phải quỳ xuống thành tâm, năm vóc tứ chi và trán bái sát đất để thể hiện sự thành tâm kính trọng bậc Thánh.
Điều thứ hai cũng rất quan trọng đó là dâng cúng lễ vật, theo đúng luật Nhân quả, dâng cúng lễ vật cho bậc Thánh để cầu con như ý muốn.
Đã dâng cúng lễ vật tại chùa, tuyệt đối không được lấy lại hoặc xin lộc như thói quen ở đình đài miếu khác, đồ dâng cúng ấy đã thuộc về chùa, tự khắc âm dương, các vị thần hộ pháp tại chùa sẽ sắp xếp, mình không được phép lấy lại.
Quán Thế Âm Bồ Tát đã là vị thánh giải thoát hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh thiếu phước đức, nên ai có lòng dâng cúng bậc tịnh thánh thì thành tâm sẽ được toại nguyện theo đúng luật Nhân quả, có cho có nhận.
Mọi người nên thử một lần đặt niềm tin và cam kết làm theo đúng phương pháp như sau thì sẽ được toại nguyện sinh được con như ý:
Chuẩn bị lễ dâng cúng: Hoa – quả, nến, hộp hương vòng.
Dâng đồ lễ lên bàn nơi đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và quỳ lại 5 vóc sát đất
Năm vóc tứ chi và trán xuống đất bái lạy 3 lạy và cầu xin: “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng con xin sám hối tất cả những tội lỗi mà chúng con đã gây ra trong kiếp quá khứ và hiện tại, con cầu xin ngài ban cho chúng con một đứa con trai (gái) có phước đức, sau này nó có ích cho mọi người. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát – Nói và lạy sát đất 10 lần.
Mời Quý Phật tử xem Sớ Lễ Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cầu con:
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
XEM THÊM TƯỢNG QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9981″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]