Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát – 2 Bậc đại trí và đại hạnh

Kiến Thức Hay – Sự Tích Đức Phật Phổ Hiền Và Đức Phật Văn Thù Bồ Tát

Trong kinh điển Phật Giáo Đại Thừa thường nhắc đến Tứ Đại Bồ Tát. Phật Phổ Hiền và Phật Văn Thù là hai đại Bồ Tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Đức Phổ Hiền đại diện cho CHÂN LÝ, còn Đức Văn Thù đại diện cho CHÂN TRÍ. Hai vị kết hợp tạo nên một lý trí dung thông

Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ.

Do đó, hai vị thường đứng bên trái và bên phải Đức Phật Thích Ca. Có nghĩa là đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn

I, Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát:

1, Sự tích Đức Phật Phổ Hiền:

 

XEM THÊM TƯỢNG PHỔ HIỀN BỒ TÁT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA:

[elementor-template id=”9985″]

Tương truyền rằng, Đức Phổ Hiền là con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Dưới sự khuyên bào của Phụ Vương, Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong 3 tháng. Quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: “Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Thái tử nghe quan đại thần khuyên bảo như vậy, liền đến thưa với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong 3 tháng, xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh được thành Phật đạo; và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng-đà-nô thái tử dâng lời phát nguyện như vậy liền thọ ký rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều như ý”.

Sau khi Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên Tử ở các cõi Trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thinh khen ngợi.

Thái tử Năng-đà-nô nhờ công đức đó nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm Phật sự và hóa độ chúng sanh, để cầu cho mau chóng viên mãn những gì mình đã ao ước, phát nguyện.

Bởi ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy nên đã thành Phật ở cõi Bất Huyền và nay hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.

2, Ý nghĩa Phật Phổ Hiền Bồ Tát:

Phổ Hiền Bồ Tát dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát.

Đức Phổ Hiền Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Ngài là vị Bồ Tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.

Phổ Hiền Vương Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, giúp họ từ bờ mê đến bến giác.

Đức Phật Bồ Tát Phổ Hiền ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ.

Đức Phật Phổ Hiền Vương Bồ Tát chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác.

Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.

Tùy khí của Ngài chính là viên bảo châu mà Ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu.

Vị Phổ Hiền Bồ Tát nằm trong nhóm của Phật Đại Nhật Trong hệ thống Ngũ Phật. Biểu tượng của Bồ tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ tát.

Này 21/02 âm lịch hàng năm được lấy là ngày Vía Phổ Hiền Bồ Tát.

3, Các hình tướng Phổ Hiền Vương Bồ Tát:

Phổ Hiền Bồ Tát thường xuất hiện trong bộ ba Thích Ca Tam Tôn cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đứng bên trái và có khi các Ngài được vây quanh bởi mười sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Ngài thường xuất hiện là một vị Bồ Tát trang phục gồm vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng và nhiều tranh ảnh tượng.

Trong nhiều biểu thị, một hoặc hai bàn tay Ngài bắt ấn giáo hóa, với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác.

Ngài còn xuất hiện dưới hình tướng cầm cuộn kinh hay kim cương chử nơi tay trái. Trong hội họa Phật giáo Mật tông Ngài được thể hiện bằng màu xanh lục hoặc màu vàng.

Tại Trung Quốc, Đức Phổ Hiền được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cưỡi voi trắng sáu ngà từ Ấn Độ sang Trung Quốc.

Căn bản tu tập của Phật giáo Đại thừa, Kim Cương thừa là Nhị Tư Lương (Phúc – Trí, Phương Tiện – Trí Tuệ, Bồ Đề tâm – Trí Tuệ). Nếu Văn Thù Bồ Tát đại diện cho Trí Tuệ thì Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Hạnh Nguyện, phương tiện lớn lao vĩ đại.

Thấy Phổ Hiền Bồ Tát là thấy chân lý, giúp chún ta tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như đức Phật.

Luôn tì niệm và noi theo 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi

4, 10 hạnh nguyện Phổ Hiền Bồ Tát:

Lễ kính chư Phật: Phật là chúng sanh đã giác ngộ, còn chúng sanh là Phật… chưa giác ngộ. Lễ kính chư Phật cũng có nghĩa là lễ kính chúng sanh vậy.

Xưng tán Như Lai: Như Lai quả đáng khen quá đi chớ! Hiểu được Như Lai thì thấy Như Lai thật dễ thương, nhu nhuyến, tùy thuận mà thần thông vô ngại!

Quảng tu cúng dường: không ngoài giới-định-tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.

Sám hối nghiệp chướng: Nghiệp mà “chướng” được là do thân-khẩu-ý chưa thanh tịnh. Ý dẫn các pháp. Ý thường sinh sự cho sự sinh.

Tùy hỷ công đức: Lòng đố kỵ, hờn ghen, ganh tị, so sánh hơn thua… vốn đã gắn chặt vào bản tánh chúng sanh nên phải trừ bỏ.

Thỉnh Phật chuyển Pháp luân: Là những hạnh nhằm để “độ tha”. Chữ Phật ở đây không phải là một vị Phật cụ thể nào đó mà Phật pháp, với vô lượng pháp môn, phù hợp với vô lượng tâm chúng sanh.

Thỉnh Đức Phật ở lại đời: Hiện nay có thể Đức Đạt Lai Lạt Ma là hình ảnh tiêu biểu của Phật Giáo, một đại đệ tử của Phật hoàn hảo về hai phương diện Từ Bi và Trí Tuệ. Khi nào thấy Tăng/ni mà như thấy Phật thì đạo hưng thịnh và Phật vẫn còn ở với chúng ta. Khi nào thấy Tăng/ni mà xa lánh thì đạo diệt.

Thường học đòi theo Phật: Thường học đòi theo Phật là thể hiện những gì Phật dạy nơi chính bản thân mình chứ không phải tối ngày tụng niệm những gì Phật dạy. Đạo Phật không phải là đạo để thuyết giảng, không phải đạo của nghi thức thờ phượng, mà phải thể hiện ngay trên bản thân mình.

Sự chứng đắc được hiển lộ qua lời ăn, tiếng nói, cách đi đứng nằm ngồi, cách cư xử, cách hành động lúc nào cũng an nhiên, tự tại, uy nghiêm nhưng từ bi, sống ở trên đời, làm việc đời việc đạo nhưng không vướng mắc chuyện đời. Như thế mới là học đòi theo Phật.

Hằng thuận chúng sanh:“Hằng thuận” là chân thành, là thấu cảm, là tùy cơ ứng biến, là phương tiện thiện xảo để có thể hóa độ, rồi “hồi hướng” là để sẻ chia, rộng mở…

Phổ giai hồi hướng: Hồi hướng về khắp tất cả là xả bỏ cái Ngã, là khiêm tốn, là chia xẻ niềm vui với tất cả mọi người. Nói cho cùng ra, trên cõi đời vô thường này, chẳng có gì là của mình. Hồi hướng về khắp tất cả là một hạnh hy hữu và vô cùng cao thượng của Phật Giáo.

5, Kinh Phổ Hiền Bồ Tát hạnh nguyện:

Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện Kinh không phải là một phẩm kinh riêng biệt, mà là phần cuối của bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm.

Tên đầy đủ của Bộ kinh là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, cũng gọi là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, hay chỉ gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm hoặc Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm có một phẩm mang tên “Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm”, phân ra thành 40 quyển. Đoạn kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện là nội dung của quyển thứ 40.

Để siêng năng trì niệm và giác ngộ theo Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện kinh phổ hiền hạnh nguyện pdf TẠI ĐÂY

Hoặc lắng nghe Thần Chú Phổ Hiền Bồ Tát mp3:

 

Tại Việt Nam, ngôi Chùa Phổ Hiền nổi tiếng nhất là Chùa Phổ Hiền Bà Rịa Vũng Tàu.

II, Đức Phật Văn Thù Bồ Tát:

1, Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

 

 

XEM THÊM TƯỢNG VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA:

[elementor-template id=”9988″]

Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng.

Nghe lời của Phụ Vương khuyen bảo, Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. Quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: “Nay Điện Hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen”.

Thái Tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.

Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ (lục độ là: 1. bố thí, 2. trì giới, 3. nhẫn nhục, 4. tinh tấn, 5. thiền định, 6. trí huệ).

Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháp trước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

Tôi nguyện trong khi tu Bồ Tát Đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nào cũng tu theo Đạo ấy cả.

Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất:

Vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

Trong cõi ấy không có các món đất, cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cầu phải ăn uống những đồ vật chất.

Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thinh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí, trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, và Duyên

Giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài ngạ quỷ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng ta thì nên tu pháp thiền định, hưởng sự vui đẹp tức là món ăn.

Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là “Bất khả tư nghị hạnh”, có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bửa ăn.

Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, và cũng không có những người phá hư giới luật.

Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ Tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá cũng không lạnh quá.

Nếu các vị Bồ Tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung Trời Đâu xuất, sau mới giáng sinh đến cõi ấy.

Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên trên hư không mà nhập diệt.

Trong lúc tôi nhập diệt, thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ Tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện khi làm Bồ Tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

Tôi nguyện các vị Đẳng Giác Bồ Tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu các vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ Tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bực bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chưn trên tọa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành Chánh Giác.

Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa ra các vị hóa Phật và các vị Bồ Tát, nhiều như số các sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các Pháp nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe Pháp rồi đều phát Bồ Đề Tâm, cho đến khi thành đạo cũng không đổi dời tâm trí.

Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hư thiếu món gì. Nếu các vị Bồ Tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ Đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần đợi tôi giải quyết nữa.

Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ Tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ Tát đủ tướng mạo Tỳ khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết Bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái Tử rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn đặng. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy.

Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn.

Này Văn Thù Sư Lợi, từ rày sắp về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu Bồ Tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh. Ngươi hằng vì chúng sanh mà giáo hóa cho chúng nó đều dẹp trừ được các món tâm bịnh, vậy nên chúng nó đều xưng ngươi là một ông Thầy thuốc hay, có một món thuốc thần để chữa lành được bịnh phiền não.

Vương chúng Thái Tử thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa”.

Vương chúng Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầu nhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa.

Các vị Bồ Tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: “Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?”

Các Đức phật nói rằng: “Nay Chư Phật ở mười phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy“.

Vương chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đãnh lễ Phật, rồi ngồi nghe thuyết Pháp.

Từ đó sắp sau, Thái Tử mạng chung, bào thai ra các thân khác và đời khác, kiếp nào cũng giữ gìn bản thệ, quyết chí tu hành, học đạo

Đại thừa, làm hạnh Bồ tát, hóa độ chúng sanh đều thành Phật đạo, mà cầu cho thỏa mãn những sự cầu nguyện của mình.

2, Ý nghĩa Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

Văn Thù Sư Lợi thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc thường được xem là hiện thân của Văn Thù. Dưới tên Diệu Âm “Người với tiếng nói êm dịu”.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát Nhã Ba La Mật Đa. Đức Phật Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Ngài có lúc chính thức thay mặt đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai người điều khiển chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của đức Bổn Sư.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là một trong những vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo. Ngài thấu hiểu Phật tánh bao gồm cả ba đức: Pháp thân, Bát nhã và Giải thoát cho nên trong hàng Bồ tát Ngài là thượng thủ,

3, Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát:

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ

Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Lưỡi gươm đáng cháy mang ý nghĩa rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu tượng cho sự tỉnh thức, giác ngộ.

Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn.

Văn Thù Bồ Tát mang trên người giáp nhuyễn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Nó có thể che chở cho Ngài vẹn toàn tâm từ bi do đó bọn giặc sân hận oán thù không thể nào lay chuyển được hạnh nguyện của Bồ tát.

Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.

Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Sư tử là vua muôn thú. Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.

Nói về Phật giáo Á châu thì Ngũ Đài sơn bên Trung Quốc được xem như là nơi trụ tích của Văn Thù Bồ tát. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Ngài Văn Thù trụ lại ở núi Thanh Lương phía Đông Bắc và hiện đang thuyết pháp cho chư Bồ tát nghe”. Mà núi Thanh Lương sau này được ám chỉ là núi Ngũ Đài.

4, Ý nghĩa và lợi ich Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thần chú:

a, Ý nghĩa thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:

Thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri mantra) là một trong những thần chú quan trọng trong đạo Phật Đại Thừa, đại diện cho sự hoàn hảo của trí tuệ, sự khôn ngoan siêu việt. Điều này tượng trưng cho khả năng sử dụng sự khôn ngoan của Bồ tát để vượt qua bất kỳ ảo tưởng và đau khổ nào mà chúng sinh phải trải qua.

OM AH RA PA TSA NA DHI – OM A RA PA CA NA DHIH

Đây là thần chú của sự khôn ngoan, trí tuệ hoàn hảo, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt trên tất cả các ảo tưởng của vô minh, giúp chúng ta nhìn thấy thế giới này rõ ràng nhất và chân thật nhất.

Om: Hoặc Aum là một âm tiết thường thấy trong các thần chú Phật giáo, một âm tiết thiêng liêng và huyền bí bắt nguồn từ Ấn Độ giáo nhưng hiện nay phổ biến trong cả Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và truyền thống Tây Tạng Bön. Nó được xem là lời nói của chư Phật, phản ánh nhận thức của vũ trụ xung quanh, ý nghĩa từ Om là “Tâm trí tôi cởi mở với những chân lý tiếp theo.”

Ah: Thể hiện sự hiểu biết trực tiếp về bản chất của sự vật và hiện tượng.

Ra: Thể hiện sự hiểu biết về sự trống rỗng từ quan điểm của các tổ sư đạo Phật Nguyên Thuỷ. Những giáo lý sâu xa về sự trống rỗng của Phật giáo Nguyên Thuỷ là thích hợp cho những học viên có vấn đề về sự hiểu biết “trống rỗng” trong bản chất cuối cùng của nó.

Pa: Đại diện cho thiền định. Có 2 loại thiền cơ bản: Thiền không khái niệm (không suy nghĩ) và khái niệm (tư duy). Điều này dẫn đến lý tưởng rằng, tất cả các Pháp đều đã được “giải thích theo nghĩa tối cao.”

Tsa: Thể hiện tầm quan trọng của Niết bàn và Luân hồi. Bản chất chính xác của cả luân hồi và niết bàn là tánh không. Nhưng nếu chúng ta không hiểu chính xác bản chất của luân hồi, nó sẽ biểu lộ cho chúng ta dưới 3 dạng khổ đau. Điều này có nghĩa là sự phát sinh và chấm dứt của sự vật hiện tượng không thể được hiểu hoàn toàn, bởi vì trên thực tế, không có sự xuất hiện và chấm dứt.

Na: Thể hiện nghiệp (hành động). Tóm lại, tất cả những đau khổ mà chúng ta trải nghiệm là kết quả của các hành động không đạo đức trong quá khứ (nghiệp xấu) và tất cả những kết quả hạnh phúc của chúng ta từ những hành động đạo đức trước đây của chúng ta. Có 2 loại nghiệp căn bản: nghiệp tập thể và nghiệp cá nhân. Chúng ta cần phải hiểu rằng, với mỗi hành động của lời nói, thân thể và tâm trí của chúng ta, chúng ta đang gieo những hạt giống cho những trải nghiệm tương lai của chúng ta.

Dhi: Điều này thường được giải thích là “sự hiểu biết” hoặc “sự phản chiếu”. Những tia sáng phát ra từ âm tiết này sẽ làm đầy cơ thể vật chất của bạn và thanh lọc tất cả nghiệp xấu, bệnh tật và chướng ngại.

Tóm lại, quan điểm đúng giúp chúng ta nhận ra đường đi chính xác. Thiền định là phương pháp thực hành tốt nhất, thông qua đó chúng ta sẽ phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về con đường giác ngộ, dẫn đến những thay đổi trong tâm trí và cảm xúc của chúng ta. Hành động kết hợp với trí tuệ hoàn hảo mang lại cho chúng ta khả năng để giúp chúng sinh một cách hiệu quả nhất.

b, Lợi ích khi tụng niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Lợi ích khi niệm thần chú Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là không thể bàn cãi, rất mạnh mẽ, nó giúp chúng ta hiểu rõ về sự hiểu biết và ảo tưởng của chúng ta, để nâng cao kỹ năng học tập, tranh luận, viết lách, trí nhớ và trí tuệ.

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các hành giả nên tụng niệm thần chú này 100, 21, hoặc ít nhất là 7 lần một ngày. Trong lần lặp lại cuối cùng nên đọc thần chú to hơn, âm tiết cuối cùng là Dhi, nên được ngân dài.

Chúng ta nên siêng năng trì niệm thần chú tại nhà. Điều đầu tiên chúng ta nên làm sau khi thức dậy là rửa miệng, sau đó niệm lời cầu nguyện này cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi nhiều lần nhất có thể. Điều này cực kỳ có ích, thần chú sẽ giúp chúng ta gia tăng sự khôn ngoan để bắt đầu một ngày mới.

Một người thông minh chưa bao giờ học qua trường lớp nào cũng có thể hiểu được ý nghĩa trong những văn bản mà anh ta đọc qua, nhưng đó có thể là một sự hiểu biết hời hợt. Anh ấy chỉ hiểu được những gì trong cuốn sách ghi, chứ không phải là những ý nghĩa sâu sắc thực sự đằng sau nó. Cần một sự khôn ngoan rất đặc biệt cho điều này, giống như sức mạnh trí tuệ mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có được.

5, Sự tích tháp tóc thờ Văn Thù Bồ Tát:

 

III, Mối thân tình giữa hai vị Bồ Tát: Đức Văn Thù Và Đức Phổ Hiền:

Truyện kể rằng, vào đời Đường có hai vị Đại-sư, một vị tên là Hàn Sơn, một vị tên là Thập Đắc. Ngài Hàn Sơn là hóa thân của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, còn ngài Thập Đắc là hóa thân của Đức Phổ Hiền Bồ Tát.

Cả hai vị, Hàn Sơn và Thập Đắc từng là bạn đồng tu thân thiết. Ngài Thập Đắc (được Hòa thượng Phong Can đem về nuôi ở chùa Quốc Thanh từ nhỏ và dạy dỗ nên người) thì chuyên lo việc nấu nướng trong nhà trù (nhà bếp ở chùa).

Mỗi ngày ngài Thập Đắc góp nhặt các thức ăn thừa rồi cho vào ống trúc, đem cúng dường ngài Hàn Sơn.

Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt Quang trên núi Thiên Thai, hằng ngày tới chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Bởi vì hai vị “chí đồng, đạo hợp”, thường cười đùa chuyện trò với nhau, nên cả chùa ai cũng cho hai vị là hai tên điên cuồng nên không thèm để ý tới 2 người.

Nhưng họ không ngờ rằng hai vị là Bồ-tát hóa thân “du hí nhân gian” để độ những chúng sanh cần được độ!

Một hôm, quan Thái-thú Lã Khưu Yên tới gặp Hoà thượng Phong Can (hóa thân của Đức A Di Đà), hỏi rằng:”Bạch Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và chư Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, thế hiện nay chư Phật và chư Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này chăng?”

Ngài Phong Can đáp: “Có chớ! Vì quan Thái thú không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại nhà trù của chùa Quốc Thanh trên núi Thiên Thai có vị sư chuyên nấu nướng, chính y là Phổ Hiền Bồ Tát đấy! Ngài có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn thù Bồ Tát. Sao quan Thái thú nói chẳng có ai?”

Vị Lã Thái thú nghe xong mừng rỡ, mới bái biệt, nhắm chùa Quốc Thanh gấp gấp tiến tới, với lòng thành khẩn lễ lạy hai vị Bồ Tát Hàn Sơn và Thập Đắc.

Khi thầy Tri khách thấy quan Thái thú quang lâm chùa Quốc Thanh thì ân cần tiếp đãi vô cùng.

Nhưng khi thầy Tri khách nghe quan Thái thú muốn bái phỏng hai ngài Hàn Sơn và Thập Đắc, thì ngạc nhiên vô cùng; thầy chẳng hiểu vì sao quan Thái thú lại muốn gặp hai thằng điên.

Thầy Tri khách cũng dẫn quan Thái thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng ngay lúc hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đang bô bô cười nói, dáng vẻ điên tàng khiến ai cũng nực cười. Tuy nhiên, Lã Thái thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai vị, rồi cũng hết sức cung kính nói: “Đệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu hai vị đại Bồ Tát từ bi chỉ điểm chỗ mê muội.”

Ngài Thập Đắc hỏi: “Ông làm gì thế?”

Thái thú đáp: “Con nghe Hòa thượng Phong Can dạy rằng hai ngài chính là hóa thân của Đức Văn Thù và Đức Phổ Hiền; bởi vậy con đặc biệt tới đây tham vấn bái phỏng, khẩn cầu hai ngài chỉ dạy.”

Ngài Thập Đắc nghe xong thì bước thụt lùi, nói: “Phong Can nhiều lời! Phong Can nhiều lời! Phong Can là hóa thân của Đức Di Đà, sao ngươi không lạy Đức Di Đà mà lại tới đây quấy rầy bọn ta?”

Ngài vừa nói vừa đi lui, khi Ngài dứt lời thì cũng vừa tới cổng chùa, đến động Nguyệt Quang thì hai ngài ẩn vào vách đá và biến mất.

Quan Thái thú thấy vậy thì vô cùng thất vọng, bởi vì hai vị Bồ Tát đã ẩn mình trong vách núi, không ra nữa. Do đó quan lại nghĩ: “Thôi, hãy về lạy Đức Di Đà vậy!” Song, đến khi quan Thái thú về tới chùa thì Hòa thượng Phong Can đã viên tịch rồi! Đúng là “đang diện thác quá” (vuột mất cơ hội trước mắt)! Đó cũng gọi là:

“Đối diện bất thức Quán Thế Âm.”

(Gặp mặt Đức Quan Thế Âm mà lại không nhận ra Ngài.)

IV, Thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát:

Khi thờ phụng, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở vị trí hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo. Khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền, là chúng ta muốn nói lên rằng chúng ta phải phát được nguyện lớn, phải có hạnh lớn và trí tuệ dõng mãnh để chặt đứt đi Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, Ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, để đạt đến bến bờ giải thoát.

Tượng Phật Trần Gia hy vọng với những thông tin về Phật Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về hai vị Phật thường xuất hiện bên cạnh Phật Thích Ca và không lầm tưởng hai vị Phật này là một.

Và những độc giả muốn hiểu thêm và có nhu cầu thỉnh tượng hai vị Phật Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát có thể liên hệ ngay với Tượng Phật Trần Gia nhé!

Với thế mạnh là đội ngũ các nghệ nhân được đào tạo từ Trường Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, tạo hình tượng Phật của Tượng Phật Trần Gia, chúng tôi đã, đang và sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối đến với các khách hàng có nhu cầu thỉnh Tượng Phật để cúng dường hoặc tờ tại gia.

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]