CHÙA GIÀU – CHÙA NGHÈO. NƠI THỈNH TƯỢNG PHẬT – MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN.
Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người người, nhà nhà nô nức tìm đến các chùa chiền để trước là lễ Phật cầu an, sau là thăm thú, xin xăm, cúng dường trai tăng . Và tự lúc nào, việc đi chùa nhân dịp đầu năm mới cũng như vào các ngày rằm hằng tháng dường như đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]
Tuy nhiên, tất cả các chùa đều là nơi tụng kinh, thuyết giảng, thờ Phật nhưng có những ngôi chùa được cúng dường nhiều, xây dựng khang trang, đông người thăm thú, lại có những ngôi chùa cũ kĩ, xập xệ ít người lui tới, cuộc sống của tăng ni rất vất vả. Cũng đều là con của Phật, sao lại lắm xót xa?
Chùa là nơi hoạt động và truyền bá Phật giáo, là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng, tiêu biểu cho Chân Như, được nhân cách hóa bằng hình tượng Đức Phật được thờ ngay giữa chùa.
Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương.
Cũng có nhiều chùa với chánh điện có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát.
Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật.
Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam.
Ở Việt Nam, trải dài từ Nam ra Bắc có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và được xây dựng với lối kiến trúc đẹp mắt, thu hút hàng nghìn lượt Phật tử và du khách đến tham quan, tu tập mỗi năm.
Cũng chính vì được nhiều người biết đến nên các ngôi chùa nổi tiếng được cúng dường nhiều, không chỉ là những món đồ cúng đơn giản như bánh trái, nhang đèn, cơm nước, vải vóc mà còn có nhiều Phật tử cúng dường rất nhiều tiền để tu sửa chùa chiềng.
Nhiều chùa ở Việt Nam được tu sửa nhờ sự cúng dường, tài trợ của Phật tử, các nhà hảo tâm trở nên rất rộng lớn, có sức chứa hàng nghìn người, đặc biệt được lựa chọn để tổ chức các Hội thảo Phật học, các ngày lễ tu tập, các khóa quy y dành cho số lượng lớn.
Nhưng ngược lại, ở những vùng sâu vùng xa thì những ngôi chùa lại rất đơn sơ. Gọi là chùa nhưng thực ra chỉ là một túp lều lợp lá cọ, vách trát đất, rất sơ sài.
Nhà tăng dột nát đến mức phải trùm một tấm bạt lên trên để tránh mưa tránh nắng.
Phương tiện đi lại không có nên chả thể đi đâu. Nước cũng thiếu, phải xuống chân đồi xách từng xô lên dùng cho sinh hoạt.
(hình sưu tầm internet)
Hay có những ngôi chùa nhận nuôi trẻ mồ côi bị cha mẹ bỏ rơi. Nhiều người mẹ sau khi sinh xong không có khả năng nuôi dưỡng, bế con đặt trước các chùa rồi lặng lẽ bỏ đi.
Các sư thầy phải tự mình đến gặp chính quyền địa phương làm giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, tạm vắng cho các bé. Hằng ngày các tăng ni vừa phải chăm sóc trẻ, vừa phải tự mình mở quán cơm chay và canh tác, trồng trọt rau củ quả trên phần đất của mình để có đủ tiền mua sữa cho các bé nhỏ, mua đồ dùng học tập cho các bé lớn.
Bởi nếu chỉ dựa vào tiền cúng dường ít ỏi của Phật tử, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thì khó lòng chăm lo đầy đủ được cho các bé.
Có thể nói, hình ảnh của những chiếc bình sữa đặt cạnh những lư hương đã không còn xa lạ với nhiều ngôi chùa chuyên cưu mang trẻ mồ côi.
Nhìn cuộc sống của các vị sư, các vị tăng ni ở những ngôi chùa thiếu thốn nhiều mặt về vật chất ấy, con người ta không khỏi chạnh lòng.
Cũng đều là sư, cũng đều là chùa, cũng đều là con của Phật, cớ sao lại có những hoàn cảnh đáng thương đến vậy?
Về mặt tín ngưỡng, tất cả các ngôi chùa đều có chức năng giống nhau. Và các Phật tử khi đến chùa cũng đều chung mục đích là lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức. Chùa nào cũng là chùa, nhưng sao lại có sự phân hóa chùa giàu, chùa nghèo như vậy?
Trước hết, là vì điều kiện địa lí. Những ngôi chùa ít người lui tới thường nằm khuất nẻo ở các xã, huyện miền núi, cách xa thị trấn, bốn bề là rừng, đường đi khó khăn.
Vì thế, rất ít người biết đến chùa và cũng vì thế mà chùa không có một nguồn thu nào ngoài sự hỗ trợ từ các Phật tử quanh chùa vốn cũng không dư dả gì.
Bên cạnh đó, các chùa lớn thường được nhiều người lui tới để cúng dường hoặc làm công quả hơn một phần vì nó phù hợp với giao thông và thị hiếu của người dân.
Đại đa số mọi người đều thích đến những ngôi chùa được xây dựng đẹp, độc đáo, có không gian rộng lớn để tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp kiến trúc cũng như chụp được những bộ ảnh bắt mắt.
Một lí do khách quan nữa cũng thuộc về thị hiếu của người dân, đó là việc truyền tai nhau về những ngôi chùa linh thiêng, ứng nghiệm.
Người này truyền tai người kia, hay những bài viết review trên mạng xã hội của người đi trước về những ngôi chùa cầu duyên, cầu may mắn trong làm ăn, cầu thi đậu Đại học, v…vv.
Cứ thế, những ngôi chùa vốn dĩ đã rất đông Phật tử thông qua sự truyền miệng lại càng thêm nhiều người tìm đến.
Dù vậy, mỗi một ngôi chùa đều mang những giá trị văn hóa và tâm linh riêng. Dù không nổi tiếng và được nhiều người biết đến, song, các sư, các tăng cùng các Phật tử vẫn mỗi ngày giữ gìn “Tam bảo”, sống đức hạnh, hành thiện bằng tấm lòng và trái tim hướng Phật. Bởi hơn ai hết, tất cả đều hiểu rằng, so với việc đem tiền bạc đến chùa cầu mong địa vị, danh vọng và nhiều tiền bạc hơn thì việc giữ gìn Tam bảo bất kể hoàn cảnh khắc nghiệt hay giúp đỡ, cưu mang những người gặp khó khăn là điều đáng còn đáng trân quý hơn.
Và chính những hoàn cảnh khó khăn hơn lại cần mỗi người mỗi sức đóng góp hơn. Đối với nhà Phật, tiền bạc không phải là tất cả.
Nhưng những vị sư già dù mưa giông bão lớn vẫn một lòng săn sóc “Tam bảo” không màng đến điều kiện thiếu thốn, hay đứa trẻ bị bỏ rơi trước chùa cần có sữa để uống, những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa được các chùa nuôi dạy cần có sách vở để đến lớp.
Thử nghĩ xem, tiền cúng dường cho những vị tu hành chân chính như những hoàn cảnh này, so với việc bạn đem tiền bạc đến chùa để cầu khấn sự an yên về bản thân mình, không phải mang giá trị nhân văn hơn sao?
Nói về giá trị của tiền cúng dường, trong Đạo Phật có một câu chuyện như sau: Thuở quá khứ, có năm người giả làm Tỳ-kheo, lạm dụng sự cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân và gia đình. Sau khi chết, họ tái sanh trở lại làm người thân phận nghèo hèn. Cả năm người đều phải ở đợ, phục dịch cho gia đình Hoàng hậu Mạt-lợi, phu nhân vua Ba-tư-nặc.
Một hôm, ở Tịnh xá có lễ cúng dường chư Tăng, Hoàng hậu Mạt-lợi đến dự, dẫn theo đoàn tùy tùng giúp việc, phục dịch cho bà. Sau khi các Phật tử cúng dường tứ sự, đảnh lễ giáo đoàn Như Lai Thế Tôn xong, Mạt-lợi phu nhân ngồi sang một bên, cung kính đảnh lễ bạch hỏi Đức Phật nguyên nhân vì sao bà được làm Hoàng hậu.
Đức Phật cho biết, trong đời quá khứ, bà là một Phật tử thuần thành, tín tâm cúng dường cho năm thầy Tỳ-kheo với lòng chí thành, chí kính, nhờ phước báu đó, ngày nay bà được sanh vào gia đình quyền quý và được tại vị trên ngôi Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ.
Nhân đây Đức Phật cũng cho bà rõ là năm vị Tỷ-kheo được bà cúng dường đời trước không phải là thầy tu thật, mà năm vị giả làm Tỳ-kheo để ăn của cúng dường. Do vì nghiệp báo giả làm Tỷ-kheo, lạm dụng tài vật cúng dường của đàn-na tín thí để nuôi thân và gia đình. Cho nên, đời nay năm người ấy được sanh lại làm người phải chịu thân phận kẻ nghèo hèn. Năm người đó nay đang có mặt trong đoàn người giúp việc, phục dịch cho Hoàng hậu đang đứng bên ngoài.
Nghe đức Phật nói vậy, Hoàng hậu Mạc-lợi với lòng từ bi và đức khoan dung, muốn phóng thích năm người đó ra khỏi đoàn tùy tùng để tự do làm ăn, bà xin Đức Phật cho biết danh tánh của năm người ấy. Đức Phật bảo, đó là bốn người khiêng kiệu và người lo vệ sinh riêng cho bà đấy.
Vừa nghe, bà giật mình, liền ra lệnh cho năm người ấy tự do đi tìm công việc làm ăn sinh sống, nhưng họ không biết phải làm gì và đi đâu, nên cả năm người đều xin ở lại phục vụ cho bà suốt đời. Đó là cách trả nợ theo luật nhân quả của người xuất gia không tu hành đàng hoàng.
Qua câu chuyện, ta thấy thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính và hoan hỷ cho thầy tu giả dối mà vẫn được phước lớn như vậy huống hồ gì là cúng dường cho các vị cao Tăng tu hành chân chánh hay các vị Thánh Tăng thì phước lực không thể nghĩ bàn.
Cho nên, trong kinh có ví người cúng dường như con dao, người nhận cúng dường như cục đá mài, hành động cúng dường như việc mài dao. Dao càng mài càng sắc. Đá càng mài càng mòn.
“Tài sản là thứ gắn liền với sở hữu của con người, nó cũng là cái thứ hai của mạng sống bởi không có tài sản thì không sống được. Cho nên việc bố thí chính là bỏ bớt chấp ngã, vì vậy mà có thể là một cách giúp giải nghiệp. Tuy nhiên, đồng tiền bố thí, cúng dường ấy phải là đồng tiền chân chính, đồng tiền đúng là mồ hôi nước mắt của mình đem đi bố thí, cúng dường mới tạo ra phúc. Còn tiền được tạo ra từ tội lỗi, đem cúng thì không bao giờ tạo ra phúc”. Một Thượng tọa cho hay.
Và có lẽ là dù chúng ta đến một ngôi chùa mái lá lụp xụp hay một chùa rộng lớn khang trang, dù khả năng tài chính của chúng ta có thể cũng dường nhiều hay ít thì mỗi khi vào chùa, ngắm nhìn những pho tượng Phật đều mang dáng vẻ từ bi, hiền hậu, đem đến cảm giác thiêng liêng nhưng cũng không kém phần gần gũi, ấm áp. Chỉ cần bước chân vào nơi cửa Phật, bình thản ngắm nhìn những bức tượng tái hiện hình ảnh của Đức Phật Thích ca Mâu ni hay Quan Thế Âm Bồ Tát cũng làm tâm hồn trở nên nhẹ nhàng và thanh tĩnh.
Xác xuất để những nhà hảo tâm tiếp cận được những ngôi chùa nghèo ở vùng sâu vùng xa là rất thấp, đây là một thiệt thòi lớn đối với các chùa nghèo ở những vùng hẻo lánh.
Có những chùa đã có đầy đủ tượng Phật những vẫn tiếp tục được cúng dường, lại có những chùa với những bức tượng đã mục nát, khao khát có được những tôn tượng Phật đẹp để Phật tử chiêm bái thì lại không được ai biết đến.
Rất nhiều chùa nghèo không có khả năng thỉnh tượng Phật , không được ai biết đến, và cũng không biết thỉnh tượng Phật miễn phí ở đâu?
Rất nhiều nhà hảo tâm luôn sẵn sàng cúng dường tượng Phật nhưng lại không có thông tin về những ngôi chùa nghèo, thật sự cần giúp đỡ.
Quý Sư Thầy, Cô tại các chùa nghèo có mong muốn thỉnh tượng Phật miễn phí vui lòng cung cấp thông tin về hiện trạng của chùa và nhu cầu thỉnh tượng Phật qua các dự án như sau:
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]