Hoa Nghiêm Tam Thánh
Trong Phật Giáo hiện nay, Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh đã trở thành một trong những bộ tôn tượng được thờ phụng rộng rãi. Bộ tượng này bao gồm ba vị linh thiêng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Nếu bạn đang quan tâm đến việc thỉnh tượng hoặc muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bộ tượng này, hãy tham khảo chi tiết hơn về ý nghĩa cũng như cách thờ phụng các vị phật này qua bài viết dưới đây nhé.
Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh bao gồm vị phật nào?
Hoa Nghiêm Tam Thánh là bộ ba tượng thờ phổ biến trong Phật giáo Đại thừa, gồm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát.
Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca ( Phật Tổ ) là vị sáng lập ra đạo Phật, người khai mở ra con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sinh. Ngài có tên thật là Tất Đạt Đa, là con trai vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da ở xứ Ca Tỳ La Vệ, miền Bắc Ấn Độ. Từ nhỏ Ngài đã sống trong nhung lụa, vàng son nhưng vẫn cảm thấy cuộc đời vô nghĩa. Một ngày kia, Ngài nhìn thấy 4 cảnh già, bệnh, chết và tu sĩ nên quyết định từ bỏ ngai vàng để tìm con đường giải thoát.
Sau 6 năm khổ hạnh, Ngài chứng đắc đạo quả dưới cội bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài trở thành vị Phật lịch sử, là bậc Thế Tôn, Điều Ngự Trượng Phu của cõi Ta Bà. Hình tượng Đức Phật Thích Ca thường được miêu tả dưới nhiều hình ảnh khác nhau như ngồi thiền định trên tòa sen, tay cầm bát khất thực hoặc ngồi thiền định tay chỉ xuống thế gian để bảo vệ chúng sinh….
Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát là một trong Tứ Đại Bồ Tát của Phật giáo. Ngài vốn là hoàng tử thứ tư Vô Tránh Niệm Vương, tên thế danh là Năng Đức Na. Sau khi phát tâm tu hạnh Bồ Tát, Ngài được Đức Phật thọ ký sẽ thành Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai. Hình tượng Phổ Hiền thường cưỡi voi trắng 6 ngà, tay cầm viên ngọc bảo châu hoặc cành hoa sen, tượng trưng cho sự điều phục và chiến thắng hoàn toàn 6 giác quan căn của Bồ Tát. Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho lý, định, hạnh trong phật giáo người là vị Bồ Tát nắm giữ lý đức, định đức, hạnh đức của chư Phật
Tượng Phật Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát tức là Diệu Cát Tường, là con vua Vô Tránh Niệm, em ruột của Phổ Hiền. Sau này Ngài sẽ thành Phật hiệu là Phật Văn Thù ở cõi Vô Cấu Bảo Chi. Văn Thù là vị đại diện cho trí tuệ, thường cầm lưỡi gương đang bốc lửa và quyển kinh Bát Nhã. Ngài am hiểu Tam Tạng kinh điển, giảng nói chánh pháp thay Phật.
Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh là một trong 3 bộ tượng Tam Thánh Phật thể hiện trọn vẹn Phật, Pháp, Tăng, là biểu tượng lý tưởng mà Phật tử hướng đến trên con đường tu tập giác ngộ. Đây là bộ tượng thờ phổ biến tại các chùa viện Đại thừa.
Ý nghĩa của tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
Ý nghĩa của bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh là tượng trưng cho chân lý, sự thanh tịnh và giải thoát. Mỗi tượng trong bộ tượng mang ý nghĩa riêng biệt.
Tượng phật Thích Ca Mâu Ni
Tượng Thích Ca Mâu Ni Phật thể hiện hình ảnh của Đức Phật ngồi trên tòa sen, ánh mắt đăm chiêu, người hiện lên trong tâm trí của mọi người với nhiều hình tượng khác nhau. Ý nghĩa thờ phụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tượng trưng cho sự thanh tịnh giải thoát và giác ngộ.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát, một biểu tượng tượng trưng cho sự bình đẳng và thấu hiểu sự khác biệt và đồng nhất, được thể hiện bằng hình ảnh một vị Bồ Tát đội vương miện và trang sạch đầy báu vật. Tượng cưỡi trên một con voi 6 ngà, tượng trưng cho Lục Độ, bao gồm Bố thí, Tinh tấn, Trì giới, Thiền định, Trí huệ, và Nhẫn nhục.
Thờ Phổ Hiền Bồ Tát có ý nghĩa sâu sắc. Nó giúp chúng ta tránh xa khỏi ảo vọng, mang đến trí tuệ để nhìn thấu chân lý, loại bỏ vô minh, phiền muộn, ích kỷ, và hẹp hòi, từ đó dẫn đến giác ngộ.
Tượng Văn Thù Bồ Tát
Tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và cầm thanh gươm, mang lại ý nghĩa cho sự trí tuệ và chứng ngộ. Thanh gương của Ngài mang ý nghĩa trí tuệ và giải thoát khỏi gông xiềng bó buộc.
Việc thờ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh nhằm giúp con người ngộ ra chân lý cuộc sống, giải thoát khỏi khổ đau và trói buộc của vòng luân hồi nghiệp báo. Ngoài ra, việc thờ tượng còn giúp cầu trường thọ, an yên và mong muốn có được trí tuệ sáng suốt, giải thoát khỏi tham sân si.
Cách thờ phụng tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
Khi thờ cúng Hoa Nghiêm Tam Thánh, hãy tuân theo các lưu ý sau đây:
Đặt tượng Phật ở giữa, tượng Bồ Tát hai bên hoặc ở một bậc dưới vị trí tượng Phật để thể hiện vị trí độc tôn của Phật. Khi thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh chỉ nên thờ ba pho tượng này để tránh tạo ra sự mất cân bằng và thiếu hài hòa theo phong thủy. Bàn thờ Hoa Nghiêm Tam Thánh nên đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà để tác dụng cảm hóa an lạc mạnh mẽ. Tránh đặt phía sau tượng có cửa sổ và không đặt bàn thờ đối diện với phòng bếp, giường ngủ, hoặc nhà vệ sinh.
Bàn thờ nên đặt ở nơi tĩnh lặng, không nên sử dụng cho việc tiếp khách, ăn uống, hoặc họp mặt. Nó nên dành cho các hoạt động như thiền, tụng niệm, và thờ cúng.
Khi quyết định thờ Phật, hãy tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến từ các ngôi chùa. Đừng gọi là “mua” tượng Phật mà hãy gọi là “thỉnh” Phật để thể hiện sự tôn trọng. Sau khi bày trí xong, chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản, hoa quả, trà nước, hương, và cúng dường. Hãy đảm bảo hương khói trên bàn thờ luôn đầy đủ, và thường xuyên lễ Phật và sám hối.
Vừa rồi là những thông tin về ý nghĩa của tượng Phật Hoa Nghiêm Tam Thánh, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại hình tượng phật này. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thỉnh phật, hãy liên hệ ngay với cơ sở Điêu Khắc Trần Gia ,đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và báo giá cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia
Cơ sở 1: 27 Đường số 1 , KP5, P Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2: 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Hotline: 0931.47.07.26
Email: [email protected]