Trong nền văn hóa tâm linh của người Việt, đạo Phật giữ vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tục thờ cúng Phật tại gia đình cũng trở nên rất phổ biến. Trong số các hình tượng thờ cúng Phật, tượng Tam Thánh Phật được rất nhiều gia đình ưa chuộng và lựa chọn để thờ phụng. Vậy Tam Thánh Phật là ai? Tại sao lại thờ Tam Thánh Phật? Thờ Tam Thánh Phật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tâm linh? Hãy cùng Điêu Khắc Trần Gia tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé.

Tượng Tam Thánh Phật bao gồm vị phật nào?

Trước hết, Tam Thánh Phật là danh xưng chỉ về 1 bộ 3 vị ( 1 vị Phật ở giữa và 2 vị Bồ Tát ở hai bên làm trợ thủ), 1 bộ Tam Thánh Phật có thể là : Tây Phương Tam Thánh ( Phật Adida, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát ) hoặc Hoa Nghiêm Tam Thánh ( Phật Bổn Sư Thích Ca, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát) hoặc Ta Bà Tam Thánh ( còn có thể gọi là Sa Bà Tam Thánh bao gồm: Phật Bổn Sư, Quan Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát)

Cụ thể, Tam Thánh Phật gồm các ngài:

Bộ phật Tây Phương Tam Thánh

  • Phật A Di Đà: là vị Phật giữ vị trí trung tâm.
  • Quán Thế Âm Bồ Tát: đứng bên trái Phật A Di Đà, tay cầm cành dương liễu và bình nước cam lồ.
  • Đại Thế Chí Bồ Tát: đứng bên phải Phật A Di Đà, tay cầm cành hoa sen xanh.

Trong đó, Phật A Di Đà là vị giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Hai vị Bồ Tát bên cạnh là những vị trợ tá đắc lực nhất của ngài. 

Bộ phật Ta Bà Tam Thánh

Tượng Phật Ta Bà Tam Thánh gồm các vị

  • Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Tổ): Là vị sáng lập ra đạo Phật, ngài đã thị hiện trên thế gian để giảng dạy con đường giác ngộ và giúp chúng sinh thoát khỏi luân hồi sinh tử. Người ngồi trên đóa sen 2 tay đặt lên đùi đan vào nhau, tư thế trang nghiêm vị trí ở giữa.
  • Quan Thế Âm Bồ Tát: Là vị Bồ Tát từ bi, có nguyện cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Ngài có nhiều ứng hóa thân để cứu độ chúng sinh. Ngài ngồi vị trí bên phải.
  • Địa Tạng Bồ Tát: Là vị Bồ Tát có nguyện cứu độ chúng sinh đang chịu khổ nạn, đặc biệt là những người gặp hiểm nạn khi đi lại. Ngài ở phía bên trái ngồi trên đóa hoa sen tay phải đặt lên đùi và cầm ngọc như ý, tay phải người cầm gậy tích trượng.

Bộ phật Hoa Nghiêm Tam Thánh

Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm các vị:

  • Phật Thích Ca Mâu Ni: Phật tổ ngồi ở vị trí chính giữa, người khai sáng ra con đường giác ngộ giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Tượng trưng cho sự giác ngộ, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, buông bỏ tham lam, sân hận.
  • Phổ Hiền Bồ Tát: Đại diện cho trí tuệ và chân lý, giúp chúng ta tránh xa ảo vọng, hướng đến sự thật. Phổ Hiền Bồ tát là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài cưỡi voi trắng đứng hầu ở bên phải. Biểu trưng cho lục độ, giúp việc làm thuận lợi, đời sống an vui. Ngài ngồi ở vị trí bên phải.
  • Văn Thù Bồ Tát: Đại diện cho trí tuệ sắc bén, chặt đứt mọi ràng buộc đau khổ. Nhắc nhở chúng ta về đúng sai trong đối nhân xử thế. Ngài cũng là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài cưỡi sư tử đứng hầu ở bên trái.

Trong Phật giáo, cõi Tây Phương Cực Lạc được miêu tả là thế giới không có khổ đau, phiền não như ở cõi trần gian này. Vì thế, việc thờ phụng Tam Thánh Phật sẽ giúp tâm hồn của người thờ phụng trở nên thanh thản, an lạc và vững tin hơn vào sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Ý nghĩa của từng nhân vật trong tượng Tam Thánh Phật là gì?

Để hiểu hơn về ý nghĩa của từng vị phật trong Tây Phương Thánh Phật bạn có thể tham khảo qua thông tin dưới đây.

  • Phật A Di Đà tượng trưng cho lòng đại từ, đại bi, sẵn sàng dang tay cứu khổ cứu nạn, độ sanh cho tất cả chúng sanh. Tư thế tay trái bắt ấn cam lộ, tay phải hướng xuống dưới của Phật cũng thể hiện rõ ràng thông điệp đó.
  • Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của lòng từ bi và sự nhẫn nại, bao dung. Tay cầm dương liễu là biểu tượng của lòng nhẫn nại, còn bình nước cam lồ là biểu tượng của trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Bồ Tát.
  • Đại Thế Chí Bồ Tát thể hiện tinh thần độ lượng và trí tuệ siêu phàm, là ngọn đuốc soi đường cho hành giả vượt qua bể khổ. Trên người ngài đeo chuỗi Anh Lạc và trên tay luôn cầm hoa sen xanh là biểu tượng cho thanh tịnh và sự giác ngộ.
  • Phật Thích Ca Mâu Ni: Biểu trưng cho tâm nhân từ, giúp chúng ta học cách sống yêu thương, đối xử tốt với mọi người. Biểu trưng cho tâm thanh tịnh, giúp chúng ta tiêu trừ vọng tưởng, tập trung tâm ý là vị thầy dạy cho chúng ta con đường giác ngộ, giúp thoát khỏi khổ đau.
  • Địa Tạng Bồ Tát: Biểu trưng cho tinh thần hiếu đạo, cứu độ chúng sinh khổ nạn, giúp chúng ta được bảo hộ, tránh khỏi tai nạn và bệnh tật. Ngài còn mang ý nghĩa khai mở trí huệ, thành tựu điều ước nguyện.
  • Phổ Hiền Bồ Tát: Phổ Hiền đại diện cho Chân lý, tượng trưng cho Tam muội (Thiền định). Người tượng trưng cho lòng từ bi và đức hạnh luôn hướng con người làm điều thiện. Thờ Phổ Hiền Bồ Tát giúp mọi việc thuận lợi, cuộc sống bình an và tránh được bệnh tật.
  • Văn Thù Bồ Tát: Người đại diện cho Chân trí, tượng trưng cho Bát nhã (Trí tuệ) Người là vị Bồ Tát tượng trưng cho trí tuệ sắc bén, chặt đứt mọi ràng buộc khổ đau của chúng sinh. Người nhắc nhở chúng ta về những điều đúng sai trong cuộc sống và cách ứng xử giữa người với người.

Ta có thể thấy rằng mỗi nhân vật trong tượng Tam Thánh Phật đều thể hiện một phẩm chất, một giá trị tâm linh cao đẹp mà con người nên học tập và noi theo.

Tây Phương Tam Thánh

Ta Bà Tam Thánh

Hoa Nghiêm Tam Thánh

Ý nghĩa của việc thờ Tam Thánh Phật là gì?

Việc thờ tượng phật Tam Thánh Phật mang lại rất nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của các phật tử và đều để lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Thư giãn tâm hồn

Thực hiện thờ tượng Tam Thánh Phật giúp tâm hồn thanh thản, an lạc và củng cố niềm tin vào sự giải thoát: Nhìn ngắm hình tượng các ngài, tâm hồn con người sẽ trở nên thanh thản và vững tin hơn vào con đường giải thoát. 

Thể hiện lòng sùng kính đối với giáo lý Phật pháp

Hành động thờ cúng Tam Thánh Phật là một cách để thể hiện sự tôn sùng và tôn trọng giáo lý cứu khổ cứu nạn của Phật. Việc thờ cúng không chỉ đơn thuần là một nghi lễ, mà còn là sự thể hiện tâm linh và lòng sùng kính đối với Phật và những nguyên tắc Phật pháp.

Tiếp nhận những phẩm chất từ bi, nhẫn nại và trí tuệ

Hình tượng Tam Thánh Phật trong thờ cúng đại diện cho những phẩm chất quan trọng trong Phật pháp. Nhờ nhìn vào hình tượng Tam Thánh Phật, con người có thể học được cách sống từ bi, tức là lòng từ bi và lòng trắc ẩn đối với mọi sinh linh. Ngoài ra, con người cũng học được phẩm chất nhẫn nại, tức là kiên nhẫn và chịu đựng trong cuộc sống. Trí tuệ cũng được trau dồi thông qua việc suy ngẫm về giáo lý và nhìn nhận sự thật về cuộc sống.

Cầu nguyện cuộc sống bình an

Người thờ cúng cầu mong cuộc sống gia đình được bình an, may mắn. Việc thờ phụng Tam Thánh Phật mang ý nghĩa sâu sắc trong việc trau dồi đức hạnh, nuôi dưỡng tâm linh và cầu nguyện cho cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Những lưu ý khi thờ tượng Tam Thánh Phật

Khi thờ phụng Tam Thánh Phật tại gia đình, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bàn thờ Tam Thánh Phật cần đặt ở vị trí cao ráo, sạch sẽ, ngăn nắp. Không đặt chung với bàn thờ tổ tiên hoặc các vị thần thánh khác
  • Hướng bàn thờ thẳng ra cửa chính, tránh hướng về phía nhà vệ sinh, bếp, phòng ngủ…
  • Sử dụng đồ thờ bằng gỗ tự nhiên, tránh gỗ công nghiệp.
  • Đồ cúng nên là hoa quả tươi, trái cây, bánh kẹo, đồ chay… Không cúng thịt cá hay vàng mã.
  • Giữ gìn sạch sẽ, thay nước, hoa mới thường xuyên. Không để bàn thờ bừa bộn.
  • Thành tâm, thiết tha cúng bái, tụng kinh mỗi ngày, giữ gìn đạo đức và làm việc thiện.

Việc thờ phụng Tam Thánh Phật là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện đức tin vào giáo lý đạo Phật cũng như khát vọng về một cuộc sống an lành. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của Tam Thánh Phật và cách thờ cúng các vị đúng phép.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua tượng hoặc điêu khắc tượng tam thánh phật theo yêu cầu. Hãy liên hệ ngay với cơ sở Điêu Khắc Trần Gia, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và báo giá cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia

Cơ sở 1: 27 Đường số 1 , KP5, P Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ sở 2: 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Hotline: 0931.47.07.26

Email: [email protected]