Phật Tam Thánh được nhắc đến chủ yếu trong các kinh điển Phật Giáo, danh xưng Tam Thánh Phật chỉ dùng để đề cập đến ba hàng chứng đắc thần thông ngoại đạo: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
Mời quý Phật tử hoan hỷ tìm hiểu kỹ hơn và phân biệt rõ ràng về các danh hiệu Tam Thánh Phật.
I/ Tam Thánh Phật là gồm những ai và có danh xưng phân biệt như thế nào?
1/ Hoa Nghiêm Tam Thánh ( Thích Ca Tam Tôn):
Với ý nghĩa chủ yếu được nêu tỏ trong kinh Hoa Nghiêm, tên gọi Hoa Nghiêm Tam Thánh bao gồm Đức Phật Bổn Sư Thích Ca, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Chúng ta rất dễ nhận biết và phân biệt bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh gồm có: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa, hai ngài Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát thị giả hai bên, phù trợ Đức Phật trong những buổi hoằng pháp.
Theo cách nghĩ khái quát, đơn giản, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đại diện cho Trí và Chứng, Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý và Hạnh.
2/ Tam Thánh Ta Bà ( Tam Thánh Sa Bà):
Chúng sanh đau khổ đang sống trong cõi Ta Bà đầy ô uế và không được thanh tịnh, nơi đây có Tam Thánh Ta Bà bao gồm: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát thường trụ để cứu độ chúng sanh và được chúng sanh trần gian ca tụng.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện ở thế gian giảng kinh thuyết pháp, chỉ rõ chân tướng vũ trụ, nhân sinh để chúng sanh ở cõi Ta Bà phá mê khai ngộ, tu hành chứng đạo.
Địa Tạng Vương là vị Bồ Tát của mọi chúng sanh đau khổ trong Địa Ngục, Ngài có đại nguyện “ Địa Ngục chưa trống rỗng thệ không thành Phật, hết thảy chúng sanh chưa được độ thề chưa chứng quả bồ đề”. Sau khi Đức Phật Bổn Sư nhập Niết Bàn, Địa Tạng Vương sẽ tiếp tục độ thoát chúng sanh cho đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời.
Quán Thế Âm Bồ Tát tuy là một trong ba vị Tam Thánh ở cõi Tây Phương Cực Lạc nhưng Ngài với hạnh nguyện luôn luôn lắng nghe chúng sanh đau khổ ở cõi Sa Bà và sẵn sàng thị hiện để cứu vớt họ lìa thoát khổ đau.
Chúng ta thường bắt gặp tượng Sa Bà Tam Thánh ở dáng ngồi hoặc đứng trên đài sen, Địa Tạng Vương Bồ Tát đứng bên phải và Quán Thế Âm Bồ Tát đứng bên trái Đức Phật Thích Ca.
Thờ Tam Thánh Ta Bà với ý nghĩa nhắc nhở chúng sinh hướng đến và noi theo những giáo lý các Ngài dạy bảo: từ bỏ tánh tham sân si, phá mê khai ngộ theo lời Đức Phật Bổn Sư dạy, có tấm lòng từ bi, nỗ lực giúp đỡ chúng sanh khổ nạn như Đức Quan Thế Âm và có tấm lòng đạo hiếu, từ đạo hiếu mở rộng tâm lượng khắp Hư Không Pháp Giới như Địa Tạng Vương Bồ Tát.
3/ Tam Thánh Tây Phương là ai?
Về hướng Tây của cõi Sa Bà nơi chúng sanh đang sinh sống là cõi Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ, hàng ngày Ngài thuyết pháp hóa độ chúng sanh và giúp họ được vãn sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc hạnh phúc, an vui của Ngài.
Hình tượng Tam Thánh Tây Phương có thể ở dáng ngồi hoặc dáng đứng bao gồm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát cầm cành dương liễu và bình cam lồ đứng ở bên trái, Đức Đại Thế Chí Bồ Tát cầm cành hoa sen đứng ở bên phải Đức Phật A Di Đà.
Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng cho Trí Tuệ, Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho sự Từ Bi mang ý nghĩa: nếu chúng sanh đau khổ muốn được vãn sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì bắt buộc phải có đủ Trí Tuệ và Từ Bi.
II/ Cách thờ Tam Thánh Phật trang nghiêm, đúng cách:
Để Phật tử tu học, thực hành Phật Pháp thuận tiện và thúc đẩy niềm tin kính Phật thì việc lập bàn thờ Tam Thánh Phật là rất quan trọng.
Việc thờ Tam Thánh Phật chỉ nên mong cầu học tập được trí tuệ và đức hạnh của các Ngài, không nên cầu xin ban ơn phước, lợi lộc.
Gia chủ cần sắp xếp đúng vị trí các vị Phật khi thờ Tam Thánh Phật, hàng ngày siêng năng dọn dẹn, vệ sinh ban thờ Phật sạch sẽ, thay nước, hoa quả tươi đều đặn.
Một điều không thể thiếu là tấm lòng thành tâm hướng Phật, hàng ngày siêng nặng tụng niệm kinh Phật, tham lành tránh dữ, tu nhân tích đức.
III/ Tìm hiểu về bộ tượng Tam Thánh Phật:
Tại các chùa, đạo tràng hoặc tại tư gia của Phật tử thường thờ bộ tượng Tam Thánh Phật để hàng ngày chiêm bái, lễ lạy, tu nhân tích đức, nguyện ước làm điều thiện, sống đúng Chánh Pháp.
Giá tượng Tam Thánh Phật thường phụ thuộc vào vật liệu và kích thước. Tượng Tam Thánh Phật thường được làm từ những chất liệu sau:
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng gỗ.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng đá.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng nhựa composite.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng gốm sứ.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng xi măng.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng bột đá.
-
Tượng Tam Thánh Phật bằng đồng.
Cơ sở điêu khắc Trần Gia với đội ngũ nhân sự tài năng được đào tạo bài bản từ trường Đại Học Mỹ Thuật TPHCM đã tôn tạo và phát hành rất nhiều mẫu tượng Phật không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu đi nước ngoài như: Châu Âu, Mỹ, Châu Á…
Tượng Phật do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhận được sự đánh giá rất cao của quý Sư, thầy, cô, Phật tử về chất lượng, độ thẩm mỹ cao và tính trang nghiêm của tôn tượng, thể hiện được thần thái, dung mạo của Chư Phật.