Đạt Ma Sư Tổ tương truyền là vị Tổ Sư khai sinh ra Phật Giáo Thiền Tông của Trung Quốc.
Cuộc đời tu hành của Đạt Ma Sư Tổ có nhiều câu chuyện ly kì đã trở nên nổi tiếng như: Đạt Ma vượt sóng biển qua Đông Độ, Đạt Ma cỡi bè lau qua sông Dương Tử, Đạt Ma xách dép phi hành trên ngọn núi Thống Lãnh hay Đạt Ma ngồi thiền ngủ gục liền cắt mí mắt rơi xuống mọc thành cây trà đầu tiên (từ đó xuất hiện Trà đạo)…
Trong những câu chuyện võ hiệp Trung Hoa, Bồ Đề Đạt Ma còn là cái tên vô cùng nổi tiếng là một ngươi có võ công thượng thừa. Người ta nói rằng, ông là người sáng lập võ phái Thiếu Lâm lừng danh và là tác giả của bộ tuyệt học Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh.
Ở các nước Phương Đông mà Phật giáo là nền tảng, trong đóc có Việt Nam thì thờ Tượng Đạt Ma Sư Tổ là một điều dễ hiểu. Điều đó được coi như một nét đẹp trong văn hóa đa dạng của dân tộc ta. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người có ý định thờ cúng tượng nhưng lại không biết tượng Đạt Ma đạt trong nhà có tốt không? Ý nghĩa đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong nhà. Cách đặt tượng Đạt Ma trong nhà, vị trí dặt tượng Đạt Ma phù hợp nhất?
Khi muốn tìm hiểu và lựa chọn tượng Tổ Sư Đạt Ma, đa phần quý sư thầy, cô và các cô chú Phật tử cũng có nhiều băn khoăn khi lạc vào thị trường tượng Phật đa dạng mẫu mã, chất liệu và kích thước hiện nay.
Điêu Khắc Trần Gia xin chia sẻ đến quý Phật tử những kinh nghiệm hữu ích nên biết khi thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ mà chúng tôi đã đúc kết trong những năm qua. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho quý vị khi có nhu cầu thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ.
Điêu khắc Trần Gia mong muốn qua bài viết này có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm đã trải qua, hi vọng sẽ phần nào giúp được quý sư thầy, cô và các cô chú, anh chị Phật tử giải đáp những thắc mắc còn tồn đọng và thỉnh cho mình được những tôn tượng phù hợp nhất.
I/ Cuộc đời và con đường tu hành của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma:
Đạt Ma Tổ Sư tương truyền là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, Nam Thiên Trúc.
Tên tục của người là Bồ Đề Đa La, Bồ Đề Đạt Ma là pháp hiệu được đặt khi ngài bái Tổ Sư Thiền Tông đời thứ 27 của nhà Phật là Bát Nhã Đa La.
Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đa La lựa chọn làm người thừa kế của mình nhờ vào chí tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, trở thành vị Tổ thứ 28 của Phật Giáo trên đất Thiên Trúc.
Bát Nhã Đa La mất, Bồ Đề Đạt Ma tuân lời dạy của Thầy, lên thuyền đến Trung Quốc để hoằng dương đạo Phật, ngài đã trở thành vị thủy tổ của Phật Giáo Thiền tông Trung Quốc nói riêng và cho cả vùng Đông Nam Á nói chung và được tôn là “ Thiền Tông đệ nhất Tổ ”.
Trên đường đến Đông Thổ, Đạt Ma Tổ Sư tới Kim Lăng đã được Lương Vũ Đế Tiêu Khản thân hành tiếp đãi rất nồng hậu. Tuy nhiên, do cảm thấy Vũ Đế và mình khác xa nhau về con đường đến đạo tu hành, Sư Tổ Đạt Ma đã rời đi.
Lúc bấy giờ, nước sông Trường Giang đang lên to mà lại không có thuyền, Ngài chỉ ngắt một ngọn cỏ lau rồi vượt sóng mà đi. Đó là sự tích Đạt Ma đạp nhánh cỏ lau, vượt sóng qua sông.
Sau đó, Ngài lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự quay mặt vào núi ngồi thiền. Chính tại đây đã diễn ra sự tích Bồ Đề Đạt Ma chín năm ngồi thiền
Trong quá trình truyền đạo tại Thiếu Lâm, Tổ Sư Đạt Ma thấy các đệ tử nhiều lần ngủ gục do ngồi thiền định quá lâu không tránh khỏi cơ thể mệt mỏi, thêm việc phải đề phòng thú dữ cũng như rèn luyện thân thể cho người học đạo, Đạt Ma Tổ Sư đã mô phỏng những động tác của người lao động xưa, sáng tạo nên “ Hoạt Thân Pháp”, đây chính là hình thức đầu tiên của “ Thiếu Lâm Quyền” lừng danh sau này.
Còn có sự tích kể rằng, Tổ Sư Đạt Ma viên tịch được 3 năm, vẫn có người vẫn thấy Ngài ung dung đi trên đường. Lúc ấy, Ngài đi chân không, một tay cầm cây thiền trượng, tay kia lơ lửng cầm một chiếc giầy đi thằng về Tây Thiên. Mọi người kinh ngạc không tin Đạt Ma Tổ Sư còn sống nên đã cùng nhau khai quật mộ Ngài và chỉ nhìn thấy duy nhất một chiếc giày. Từ đó mà tạo nên sự tích về chiếc giày của Đạt Ma Sư Tổ.
II/ Tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ:
Tượng Đạt Ma thường nổi bật với hình tượng vị Phật có râu xồm, đi chân trần, khoác áo choàng, tay cầm cây Thiền Trượng. Tuy hình ảnh rất đơn sơ, giản dị nhưng ở ngài lại toát ra một khí chất của sự thoát tục, sự siêu thoát. Chính vì thế tượng đạt ma không chỉ mang tính nghệ thuật sâu sắc mà còn mang ý nghĩa rất to lớn về mặt tôn giáo, đề cao đạo phật, hướng con người sống đúng với cái tâm.
1/ Tượng Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc giày:
Cây thiền trượng là biểu tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng của của cõi đời đến – đi.
Sở dĩ Ngài chỉ mang một chiếc giày vì con người chỉ là cát bụi, khi chết đi rồi vẫn sẽ còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ biến mất hoặc hiện hữu, ý muốn nhắc nhở người đời phải giác ngộ nếu muốn được siêu thoát. Đây là mẫu tượng được thờ rất nhiều ở các chùa Thiền tông.
Đây cũng là bức tưởng để nhớ đến Sự tích Chiếc Giày của Đạt Ma Sư Tổ
2/ Tượng Đạt Ma khất thực:
Khất thực tức là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân, đây là một nét văn hóa đặc sắc của Phật giáo.
Khất thực trong phật giáo được xem là một phép tu bắt buộc. Đây chính là cách gieo duyên lành cho mọi người, mỗi nơi khất sĩ đi qua. Những người cho đi đồ ăn thức uống chính là đang tạo phúc cho họ và con cháu về sau. Bởi khi họ cho chính là họ đang làm việc thiện giúp người.
Đồng thời với việc khất thực thì người tu hành cũng là đang thực hành phật pháp. Qua đó có thể giúp mình đạt đến sự giác ngộ phật pháp cao nhất. Hay đơn giản họ nhận ra rằng con người tự thân khổ, bởi những ham muốn vật chất và chức quyền. Khi có mọi thứ rồi nhưng vẫn muốn hơn nữa, vì vậy mà cả đời luôn buồn phiền. Như vậy suốt đời không có được hạnh phúc, do đó con người phải giác ngộ phật pháp.
Việc giác ngộ sẽ giúp con người tìm ra nguồn gỗ của đau khổ, từ đó mà hóa giải nó. Chính vì vậy Tượng Gỗ Đạt Ma khất thực mang ý nghĩa giáo hóa chúng sinh trước căn nguyên bể khổ. Ngoài ra còn giúp mọi người giác ngộ phật pháp để được hạnh phúc. Từ đó có thể sống tu tâm dưỡng tính không đánh mất bản thân.
3/ Tượng Đạt Ma quá hải:
Đạt Ma Sư Tổ đã cáo từ Vũ Đế vì tư tưởng đạo giáo của hai người không tương hợp. Ngài đã ngắt một nhánh cỏ đặt xuống sông Trường Giang và lướt trên sóng qua bên kia bờ.
Sự tích Đạt Ma Quá hải cũng từ đây mà có.
Hình ảnh là biểu tượng của sự ngộ Phật tính cao, ý chí kiên định, luôn vững vàng.
4/ Tượng Đạt Ma múa võ (thế quyền):
Tượng Đạt Ma múa võ hay còn gọi là tượng Đạt Ma cưỡi rồng, Đạt Ma hàng Long
Đạt Ma Sư Tổ ngoài truyền dạy Phật Pháp thì người còn là một bậc võ sư thượng thừa, Ngài truyền dạy cho các đệ tử những thế võ học thượng thừa nhằm bào vệ sức khỏe, cường thân tráng thể
Hình ảnh Tổ Sư Đạt Ma múa võ thể hiện ý nghĩa sức mạnh bên trong con người chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp chiến thắng mọi sự gian ác. Đồng thời nhắc nhở mọi người biết đứng lên bằng chính bản thân mình, không nên dựa dẫm vào người khác.
5/ Tượng Đạt Ma ngồi thiền:
Đạt Ma Sư Tổ có một thiền công vô cùng thâm hậu. Khi Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền, loài chim bay đến làm tổ trên mình nhưng ngài không hay biết
Ý nghĩa tượng Đạt Ma Ngồi Thiền là khao khát, ước mơ về sự giác ngộ và tinh thần giác ngộ mạnh mẽ.
Tượng Đạt Ma ngồi thiền gắn với sự tích chín năm Đạt Ma Sư Tổ ngồi thiền, sau đó người đã sáng lập Phật Giáo Thiền Tông tại Trung Quốc.
III / Cách thờ tượng Đạt Ma Sư Tổ:
Khi thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ, đầu tiên cần xác định tượng được thỉnh thờ ở đâu? Cách đặt tượng Đạt Ma? Vị trí đặt tượng Đạt Ma?
1/ Tượng Đạt Ma Sư Tổ thường được đặt tại nhà Tổ:
Ở các Chùa Thiền Tông thịnh hành việc thờ Đạt ma Sư Tổ tại Hậu Đường. Nhưng cũng có một số chùa lại đặt tượng thờ trong gian Chánh điện, ngang hàng với các pho tượng chính trên phần Thượng Điện.
2/ Thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ thờ tại gia:
Hiện nay, rất nhiều gia đình đang thờ cúng và bày trí tượng Sư Tổ Đạt Ma. Thờ tượng Đạt Ma Sư Tổ mang nhiều ý nghĩa, vừa là nghệ thuật tạo ra sự phá cách trong gia đình và còn mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh về mặt phong thủy như: trấn trạch nhà, giúp loại bỏ những năng lượng xấu, tránh tà ma ngoại đạo xâm nhập, gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.
3/ Thỉnh tượng Phật đặt trong xe hơi (xe ô tô):
Các Phật tử sẽ thỉnh cho mình một tượng Bồ Đề Đạt Ma nhỏ.Tượng được đặt trên taplo xe hơi hoặc treo phía trên . Với mục đích mong được chở che, mang lại cảm giác yên tâm, an toàn, vững tay lái trên mọi nẻo đường.
IV / Lựa chọn Tượng Đạt Ma Sư Tổ phù hợp:
Cùng một kích thước nhưng chỉ cần thay đổi về chất liệu thì cũng có nhiêu thay đổi về chất lượng, tính thẩm mĩ cũng như giá thành khác nhau. Vd : cùng 1 tượng Đạt Ma Sư Tổ kích thước 200 cm từ nhựa composite chuyển sang gỗ, chi phí có thể tăng lên gấp 3,4 lần; từ nhựa composite chuyển sang đồng chi phi có thể tăng lên gấp hàng chục lần.
Điêu Khắc Trần Gia xin giới thiệu một số chất liệu thường dùng như sau:
- Tượng Đạt Ma bằng nhựa composite
- Tượng Đạt Ma bằng đá
- Tượng Đạt Ma bằng xi măng
- Tượng Đạt Ma bằng bột đá
- Tượng Đạt Ma bằng gỗ
- Tượng Đạt Ma bằng đồng
- Tượng Đạt Ma gốm
Cần chú ý vấn đề vận chuyển: cơ sở sản xuất, cửa hàng cung cấp tượng Phật vận chuyển về nơi an vị tượng có được miễn phí vận chuyển, hỗ trợ 1 phần chi phí vận chuyển hay tính phí vận chuyển để xác định các chi phí phát sinh có thể làm chậm trễ thời điểm đã định để an vị tượng Phật.
V/ Lựa chọn cơ sở Điêu Khắc uy tín để thỉnh tượng:
Nhu cầu thỉnh tượng Đạt Ma Sư tổ đẹp ngày càng phổ biến và đa dạng, cho thấy nhu cầu về đời sống tâm linh của Phật tử Việt ngày càng được chú trọng hơn.
Rất nhiều cơ sở sản xuất, cửa hàng phát hành, mua bán tượng Sư Tổ Đạt Ma với đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích thước… để đáp ứng nhu cầu.
Cơ sở điêu khắc Trần Gia tự hào cơ sở điêu khắc tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ đẹp nhất tại Việt Nam, với đội ngũ nhân sự tài năng và niềm đam mê điêu khắc Phật giáo bất tận, đã phát hành ra thị trường rất nhiều mẫu tượng Phật đẹp, trang nghiêm, nhận được sự đánh giá cao và hoan hỷ của quý Sư, thầy, cô, Phật tử trong và ngoài nước.