Hoan hỉ ngắm 39+ Pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất đẹp nhất Việt Nam

Tượng Phật bằng Đồng là tượng được lựa chọn sử dụng nhiều tại các đình chùa, đền miếu hay điện thờ, phòng thờ Phật gia đình. Cũng vì tượng đồng mang ý nghĩa tâm linh rất tốt, giá trị lâu dài và giữ được giá trị sau nhiều năm sử dụng.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

Contents

I, Nghề đúc đồng và những sự ra đời của những Tượng Phật đồng cổ xưa:

1, Truyền thống làng nghề đúc đồng tại Việt Nam:

Đúc đồng là ngành nghề có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, nghề đúc đồng vẫn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và ngày càng phát triển hưng thịnh hơn. Có những làng nổi tiếng với nghề đúc đồng mỹ nghệ, nhưng cũng có vùng chỉ chuyên đúc đồng cơ khí.

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.

Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh…

Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.

Đúc đồng tạo ra sản phẩm ẩn chứa giá trị cao. Sản phẩm đúc đồng lâu bền theo năm tháng, có giá trị thẩm mỹ cao. Sản phẩm đúc đồng mang quốc hồn văn hóa

2, Sự ra đời của những Pho tượng Phật đồng cổ:

Xuất hiện tại Pháp vào năm 2005 trong một triển lãm cổ vật Đông Nam Á và được phía Pháp mua bảo hiểm với giá 5 triệu USD, tượng Phật Đồng Dương trở thành một trong những bức tượng giá trị nhất của cổ vật Việt Nam. Đây có thể sem là bức tượng Phật bằng đồng cổ lâu đời nhất tại Việt Nam. Hiện, bức tượng Phật Đồng Dương này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP HCM) để công chúng chiêm ngưỡng…

Pho tượng Phật Đồng Dương được phát hiện tại khu vực Đồng Dương (Quảng Nam), tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 1m22, pho tượng có niên đại thế kỷ thứ 3, được xác định là tượng Phật của người Chăm Pa cổ, tượng tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp.

Tượng Phật được các nghệ nhân khắc họa với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt sáng đang nhìn vào cõi xa xăm, muốn giải thoát con người khỏi dục vọng trần thế, với một tay tư thế chuyển pháp luân trong dáng điệu bắt ấn, một tay cầm cà sa phủ kín một vai, đôi chân đứng trên bệ sen.

Từ chứng tích trên có thể thấy việc đúc tượng Phật bằng đồng để đáp ứng nhu cầu thờ cúng trong Phật giáo đã có từ rất lâu đời tại Việt Nam

II, Các loại đồng thường dùng để Tượng Phật:

Tượng Phật đồng được cấu tạo nên từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ba loại: Đồng đỏ, đồng vàng và đồng cattut. Mỗi loại đồng có những nét đặc điểm riêng biệt mà khách hàng cần phải biết khi chọn lựa các tượng đồng phong thủy. Thêm vào đó tượng Phật bằng đồng đen, một kim loại quý cũng được sử dụng để đúc tượng Phật.

1, Tượng Phật bằng đồng đỏ

Hay còn gọi là tượng Phật đồng nguyên chất, có màu đỏ đặc trưng như tên gọi. Đồng đỏ có độ dẻo và độ bền cao, màu sắc đẹp và khả năng chống ăn mòn cao. Với hiệu quả dẫn điện và dẫn nhiệt, đồng đỏ thường được ứng dụng làm dây điện, đồng thỏi, nồi đồng,…

Ngày nay, việc chế tác tượng Phật đồng thường sử dụng đồng đỏ. Đồng đỏ ít bị oxy hóa, chịu được các môi trường axit, khí quyến, nước, không khí thường. Nhờ vậy mà các tượng Phật bằng đồng đỏ có độ bền cao. Vì mang những ưu điểm vượt trội, nên đồng đỏ có giá thành cao nhất trong các loại đồng. Gia chủ nếu yêu thích sử dụng các vật phẩm tượng đồng, có thể tham khảo chọn lựa các tượng đồng phong thủy bằng đồng đỏ như: Tượng Phật Di Lặc cưỡi cá chép bằng đồng đỏ, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng đỏ, Tượng Phật Quan Âm bằng đồng đỏ, Tượng Phật Dược Sư bằng đồng đỏ…

2, Tượng Phật bằng đồng thau:

Tượng Phật bằng đồng thau hay còn được gọi là đồng vàng, là hợp chất gồm kim loại đồng và kim loại kẽm. Tùy thuộc vào hàm lượng kẽm mà màu sắc của đồng thau cũng thay đổi theo. Nếu hàm lượng kẽm là 18-20% thì đồng thau có màu đỏ. Nếu hàm lượng kẽm 20-30% thì có màu vàng nâu. Hay 30-42% thì có màu vàng nhát,50-60% sẽ có màu vàng bạch.

Tượng Phật bằng đồng thau tuy có tính dẻo xếp sau đồng đỏ nhưng chi phí chế tạo và tinh luyện rẻ hơn đồng đỏ. Chính vì vậy, so với các loại tượng đồng đỏ, tượng đồng vàng được nhiều người chọn lựa sử dụng phổ biến hơn. Đặc biệt trong việc đúc tượng Phật đồng thì đồng thau được sử dụng rất nhiều.

3, Tượng Phật bằng đồng vỏ đạn

Đồng vỏ đạn hay còn gọi là đồng cattut. Đây là loại đồng tốt được các đơn vị quân sự sử dụng để chế tạo vỏ đạn. Đồng Cattut có màu vàng xanh, độ bền rất cao và không bị gỉ. Khi đúc ra các loại tượng đồng cattut và hoàn thiện thì sản phẩm sẽ có màu ánh xanh rất đẹp. Đặc biệt sản phẩm bền màu và không bị oxy hóa.

Tượng Phật bằng đồng cattut là nguyên liệu đồng thau ở các chi tiết như: máy bay, vỏ đạn, chi tiết cơ khí…. Đồng cattut có độ dẻo cao, do vậy khi đúc bề mặt sản phẩm không bị rỗ hoặc nổi lõm nhiều. Sản phẩm nhờ vậy cũng có giá thành cao, chỉ xếp sau đồng đỏ. Một số vật phẩm tượng đồng được làm từ nguyên liệu đồng cattut chất lượng cao như: tượng Di Lặc đồng cattut, tượng Tam Thế Phật đồng cattut.

4, Tượng Phật bằng đồng đen quý giá:

Theo dân gian đồn thổi đồng đen là 1 kim loại độc đáo cực kỳ quý hiếm và có những khả năng đặc biệt của chúng. Chúng được tin rằng được chế tạo từ hợp kim của đồng với những kim loại có giá trị khác như là vàng, bạc, kẽm, thiếc …

Chính vì sụ quý hiếm và mang tính riêng biệt của nó mà đồng đen ít được sử dụng làm đồ gia dụng. Đồng đen từ ngày xưa trên thế giới được dùng chủ yếu trong mục đích làm đồ trang sức hoặc đúc các Pho tượng Phật quý giá.

Có thể tìm thấy ở các pho tượng Phật đồng cổ trên thế giới được chế tác từ đồng đen.

Cũng có vài tượng phật đồng tại Việt Nam được đồn rằng làm từ đồng đen đang được thờ cúng rất cẩn thận và giữ gìn ở nơi trang nghiêm. Hiện tại ở Việt Nam, đồng đen được cho là còn được làm Trên bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đặt ở đền Quán Thánh vẫn còn ghi lại quá trình đúc tượng vào những năm Vĩnh Trị thứ 2 (năm 1677) đời vua Lê Hy Tông. Bức tượng này cao 3,96m, nặng 4 tấn, có chu vi 8m, tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2 mét.

Ngoài ra đá số những sản phẩm tượng Phật đồng giả làm màu đen hoặc các tượng Phật giả cổ trên thị trường chủ yếu là các sản phẩm làm giả chứ không phải chế tác từ cùng nguyên liệu với những tượng Phật đồng đen quý hiếm.

Cũng chính vì sự quý hiếm mà giá của tượng Phật bằng đồng đen chênh lệch rất nhiều so với giá tượng Phật đồng khác.

III, Quy trình đúc tượng đồng:

Quy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu:

Bước 1: Tạo mẫu cho bức tượng phật

Bước đầu tiên cũng là bước rất quan trọng trong quy trình đúc tượng phật đồng, đó chính là tạo mẫu cho bức tượng. Ở bước này, nghệ nhân sẽ sử dụng đất sét chuyên dụng trong điêu khắc đắp thành hình theo đúng yêu cầu của khách hàng. Sau đó người nghệ nhân sẽ chỉnh sửa lại các đường nét theo kinh nghiệm và thẩm mỹ quy chuẩn và tạo thành mẫu hoàn chỉnh.

Bước 2: Tạo khuôn cho tượng Phật đồng

Đây là công đoạn được đánh giá là khó nhất trong toàn bộ quy trình đúc tượng phật đồng.

Đầu tiên, nghệ nhân sẽ dùng trấu, đất và giấy gió để làm khuôn âm bản. Tiếp đến sẽ sử dụng đất bùn ủ với trấu và bột chịu nhiệt để làm cốt bên trong. Khuôn được nặn và nung ở nhiệt độ khoảng 700 độ C, sau đó mang đi phơi. Tiếp theo, sẽ chỉnh sửa khuôn theo đúng yêu cầu, lau nhẵn, quét sơn chịu nhiệt rồi nung lại một lượt nữa ở nhiệt độ 500 độ C, sau cùng sẽ mang ghép khuôn thành một khối.

Bước 3: Nấu chảy đồng

Nấu chảy đồng ở nhiệt độ 1200 độ C. Sau khi đồng đã được nấu chảy thành dạng lỏng, tiến hành pha thêm hợp kim và nung tăng lên 50% độ C nữa.

Bước 4: Rót hỗn hợp đồng nung vào khuôn

Làm nóng khuôn sau đó đổ phần kim loại đồng hỗn hợp vào thật chính xác và thật đều.

Bước 5: Hoàn thiện tượng phật đồng theo yêu cầu

Đợi đến khi sản phẩm nguội hẳn thì gỡ khuôn ra, mài, dũa, điêu khắc các họa tiết theo đúng kích thước mẫu mã được yêu cầu.

IV, Thỉnh (mua) tượng Phật bằng đồng:

1, Những điều cần biết khi mua tượng Phật bằng đồng

Nguyên liệu đúc tượng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện các nguyên liệu đúc từ đồng vụn, bột đồng, đây là các chất liệu kém sẽ cho ra sản phẩm chất lượng không đảm bảo, mờ nhạt, dễ xuống cấp.

Việc lựa chọn loại đồng có chất liệu tốt, sạch và ít tạp chất sẽ cho ra được sản phẩm ưng ý.

Chất liệu lý tưởng nhất vẫn là đồng nguyên chất (có thể pha với một số hợp kim: thiếc + chì + kẽm), các sản phẩm được tạo ra sẽ đẹp, sang trọng và bền hơn rất nhiều.

Vì vậy khách hàng khi chọn mua tượng Phật đồng cần phải đặc biệt chú ý.

Kích thước, mẫu mã như thế nào là phù hợp?

Khi lựa chọn, vấn đề về kích thước tượng Phật cũng là một vấn đề mà gia chủ cần phải chú ý.

Tùy vào từng mục đích sử dụng mà gia chủ cần phải lựa chọn kích thước của tượng sao cho phù hợp.

Vì điều này sẽ ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ mà bức tượng Phật đó sẽ đem lại cho không gian cũng như các yếu tố tâm linh, phong thủy khác.

Với những gia chủ có mục đích dùng làm trang trí như ở bàn làm việc, trưng bày tủ kính hay để trong ô tô thì nên lựa chọn tượng Phật bằng đồng nhỏ, có kích thước dao động từ 5-15cm là phù hợp nhất.

Các bức tượng đồng nhỏ, phù hợp để trang trí, tạo thêm điểm nhấn cho không gian trưng bày.

Còn những gia chủ có mục đích như thờ cúng hoặc bày trí không gian rộng thì cần lựa chọn tượng Phật lớn hơn, kích thước sẽ phụ thuộc vào tùy từng nơi đặt tượng Phật.

Cần lựa chọn sao cho phù hợp, không nên to quá cũng không nên nhỏ quá.

Chắc hẳn, tới đây gia chủ đã có thể tự tin lựa chọn cho mình tượng Phật phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân cũng như cách lựa chọn sao cho đúng, cho chuẩn để có được một sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Dịch vụ tư vấn, chăm sóc có tốt không?

Khi đến với một địa chỉ mua đồ đồng, bạn cần xem rằng khi bạn đến với họ thì thái độ của họ có niềm nở không, họ có chăm sóc, giải đáp các thắc mắc cho mình một cách chu đáo hay không? Chế độ bảo hành của họ như thế nào? Chính sách vận chuyển, giao hàng ra sao?… các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng, vì những đơn hàng đồ bằng đồng rất có giá trị đấy.

2, Mua tượng Phật bằng đồng ở đâu:

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cơ sở mua bán tượng Phật đồng. Quý Phật tử có thể tới các cở sở mua bán tượng đồng ở TPHCM, Hà Nội… để tìm kiếm cho mình những pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng, tượng Phật Thích Ca bằng đồng…

Ngoài ra Quý Sư, Cô, gia chủ, Phật tử có thể đến trực tiếp tại các cở sở đúc tượng Phật bằng đồng để đặt những Pho Tượng Phật Đồng theo yêu cầu

3, Giá bán tượng Phật bằng Đồng:

 

Giá bán tượng Phật đồng phụ thuộc chất lượng, nhà kinh doanh và kích cỡ, khối lượng đối với các sản phẩm cỡ lớn.

Quan trọng nhất của tượng Phật đồng chính là diện tượng: khuôn mặt, nét mặt, thần thái.

Khuôn mặt của tượng phải cân đối, thanh thoát, có hồn, toát lên được vẻ từ bi nhưng không ướt át, yếu đuối mà phải cương nghị, rõ ràng.

Mọi chi tiết, đường nét trên gương mặt, trên tóc, tay chân, cơ thể đều phải được đúc, tạc thật tinh tế, khéo léo; cần phải tránh được mọi sai sót về mặt nội dung và ý nghĩa của pho tượng.

Cũng vì vậy mà giá bán tượng Phật đồng chênh lệch, dao động từ vài triệu đến vài chục triệu, tùy thuộc vào kích thước và cân nặng.

Gía cả chênh lệch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như chất liệu, tay nghề và các yêu cầu khi làm tượng.

Còn các bức tượng nhỏ thì tính theo pho tượng vì cân nặng ít nhưng công chạm trổ và làm nguội lại nhiều.

Các bức tượng càng nhỏ thì việc tạc các đường nét chính xác càng mất nhiều thời gian, đòi hỏi tính tỉ mỉ cao.

Do đó nó có giá thành cao hơn so với các bức tượng lớn.

V, Câu chuyện về những Pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam

1, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng tại Trúc Lâm Thiên Trường – Nam Định:

Đầu tiên phải kể đến pho Tượng Phật đặt tại Trúc Lâm Thiên Trường, trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định là bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Thân tượng cao 12 m còn chiều cao đài sen là 2,8 m, nặng 150 tấn. Chiều cao tổng thể của công trình là 20,28 m.

Trong đó bệ bê tông cốt thép được hoàn thiện mặt ngoài bằng phù điêu đá vân mây và bát vị kim cương.

2, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng tại chùa Thần Quang:

Chùa Thần Quang thường gọi là chùa Ngũ Xã, tọa lạc ở số 44, phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Ở chánh điện tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca đồng, được các nghệ nhân địa phương đúc từ năm 1949 đến năm 1952. Tượng cao 3,95m, nặng 10 tấn; tòa sen cao 1,45m, nặng 3,9 tấn.

3, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng tại chùa Bái Đính:

Pho tượng Phật đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, cao 10m, nặng 100 tấn ở chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, Gia Viễn – Ninh Bình, và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” vào thời điểm đó.

Pho tượng này do các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên, tỉnh Nam Định đúc, được đỡ bởi khung bê tông cốt thép giả gỗ cao đến nóc gần 30m, dài 44,7m, rộng 43,3m.

4, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng nguyên khối tại chùa Sóc Thiên Vương:

Chùa Sóc Thiên Vương thường gọi là chùa Non Nước, tọa lạc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Ở chính điện tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng đúc liền khối tại Ý Yên, Nam Định năm 2001. Pho tượng có trọng lượng 20 tấn, cao 5,3m; đài sen có trọng lượng 10 tấn, cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m.

5, Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á trên đỉnh núi Bà Đen:

Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là tượng Phật đồng trên núi Bà Đen, Tây Ninh đã xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” và “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”.

6, Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất:

Bức tượng tạo hình Phật bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên ngọn đồi của chùa Bái Đính được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước vào năm 2011.

7, Tượng Đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử:

Tính đến thời điểm hiện tại, bảo tượng Phật Hoàng trên núi Yên Tử là pho tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lớn nhất Việt Nam và là bức tượng đúc bằng đồng nguyên khối lớn nhất Châu Á.

Bảo tượng được đúc bằng đồng nguyên khối có khối lượng 138 tấn, chiều cao tượng 12,6m với kinh phí đầu tư lên tới 75 tỷ đồng.

Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh, núi Yên Tử cách chùa Đồng 649m được các nghệ nhân đến từ làng Đại Bái (Bắc Ninh) và Ý Yên (Nam Định) đúc trực tiếp trên bệ bê-tông theo công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công ở địa hình núi đá hiểm trở, chật hẹp cao gần 1.000 m so với mực nước biển.

VI, Hình ảnh một số tương Phật bằng đồng đẹp nhất:

1, Tượng Phật Thích Ca bằng đồng

2, Tượng Phật A Di Đà bằng đồng

3, Tượng Phật Bà Quan Âm bằng đồng cổ:

4, Tượng Phật Dược Sư bằng đồng

5, Những Tượng Phật Di Lặc bằng đồng

6, Tượng Tam Thế Phật bằng đồng

7, Tượng Phật Phổ Hiền Bồ Tát bằng đồng

 

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]