I/ Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai là ai? Sự tích Đức Phật Dược Sư Lưu Ly:
1/ Đức Phật Dược Sư là ai?
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là đấng Giác Ngộ. Ngài có lòng bi mẫn vô biên với hết thảy chúng sanh. Bổn nguyện của Ngài là chữa trị tất cả trọng bệnh phiền não về cả thân và tâm của chúng sanh đau khổ, cứu vớt họ ra khỏi sinh tử khổ đau, đạt được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.
Đức Phật Dược Sư được tôn vinh là 1 trong 3 vị “ Hoành Tam Thế Phật” gồm:
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự trị ở cõi Ta Bà nơi chúng sanh đang sinh sống.
- Đức Phật Dược Sư cai quản ở phía Đông nơi mặt trời mọc, tượng trưng cho sự sinh trưởng và phát triển của vạn vật.
- Đức Phật A Di Đà ngự trị ở phía Tây nơi mặt trời lặn, tượng trưng cho sự trở về của vạn vật.
Ba vị Phật cùng đứng một nơi tức mang đến cho tất cả chúng sanh sự an lành.
2/ Ý nghĩa danh hiệu Phật Dược Sư:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dược là thuốc chữa bệnh, Sư là người thầy, Lưu Ly là loại ngọc quý trong suốt từ trong ra ngoài, Quang để nói đến ánh sáng hay sự sáng suốt.
Cách hiểu khác, Dược Sư là công dụng, Lưu Ly là thể tịnh, Quang là tánh giác, Vương là hình dung từ để hiển công dụng thù thắng, thể thanh tịnh, tánh quang minh, mỗi mỗi tuyệt vời.
Cũng như các vị Phật khác tồn tại trong thập phương, Đức Phật Dược Sư có đầy đủ thập hiệu: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Minh Hạnh Túc, Thế Gian Giải, Thiện Thệ, Chánh Biến Tri, Điều Ngự Trượng Phu, Phật – Thế Tôn, Thiên Nhơn Sư, Vô Thượng Sĩ.
3/ Đức Phật Dược Sư ở đâu?
Chúng ta đang sống ở cõi Ta Bà, cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa số Phật độ, về phía Đông có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai làm giáo chủ của cõi Tịnh Lưu Ly.
4/ 12 nguyện của Phật Dược Sư là gì?
Ngài Dược Sư có 12 đại nguyện cho cõi chúng sinh:
Đại nguyện 1: Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
Đại nguyện 2: Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời, tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
Đại nguyện 3: Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ, làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
Đại nguyện 4: Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo, hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
Đại nguyện 5: Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành, thì đều được hoàn hảo, dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
Đại nguyện 6:. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa, đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta, niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
Đại nguyện 7: Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc, nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ, mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
Đại nguyện 8: Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém, nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
Đại nguyện 9: Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến, về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
Đại nguyện 10: Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị, trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
Đại nguyện 11: Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ, nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ, sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
Đại nguyện 12: Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc, muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì, thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
5/ Ngày vía Đức Phật Dược Sư:
Ngày vía của Đức Phật Dược Sư – Giáo chủ cõi Phương Đông được lấy ngày 30/9 (âm lịch) hàng năm.
6/ Cách kết Ấn Dược Sư Bồ Tát:
7/ Phật Dược Sư chữa bệnh :
Đức Phật Dược Sư được giáo cũng Phật giáo và Phật tử xem là vị thầy chữa bệnh nguyên thủy đầu tiên.Tứ Mật Y Kinh của Ngài đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng. Nguồn gốc tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng này.
Các vị thầy thuốc chữa bệnh như Đức Phật Dược Su được gọi là những đại y sĩ. Các Ngài không chỉ có khả năng chữa lành bách bệnh mà còn mang một lòng từ bi và trí tuệ. Để chuẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ dù là thân bệnh hay tâm bệnh.
Trong nhân gian lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về Phật Dược Sư linh ứng. Ngài cứu giúp bệnh nhân đang mắc những căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần họ đủ niềm tin và thành tâm hướng về Nam Mô tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và đọc thần chú Dược Sư sẽ cảm nhận được Thần Chú Dược Sư linh ứng vô cùng.
II/ Hướng dẫn thờ Phật Dược Sư tại nhà:
Đối với các nước Ấ Đông như: Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam… hoặc khu vực Tây Tạng, việc Lập bàn Thờ Phật Dược Sư tại nhà rất phổ biến. Hồng danh thường được trì niệm nhiều nhất là Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật hay Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Cần tôn kính tượng Đức Phật Dược Sư, ăn mặc trang nghiêm, cung kính đảnh lễ, thường xuyên cúng dường với hoa quả tươi, hương nhạc, đốt đèn… trên bàn thờ Phật.
Siêng năng tụng chú Dược Sư để mong cầu bình an, giải trừ bệnh tật, tiêu biến nghiệp chướng. Cầu xin ánh sáng của Phật Dược Sư chiếu rọi sẽ phá tan tăm tối vô minh, giúp chúng sanh xa lìa mê vọng mà hướng đến giải thoát, giác ngộ.
Hành giả muốn trì tụng chú Dược Sư phải luôn giữ một thân tâm an lạc, không bị sân hận, buồn lo chi phối, đem lòng thương xót mọi loài chúng sanh.
Hành giả tu tập Pháp môn Dược Sư khi niệm danh hiệu Phật Dược Sư phải đầy đủ Tín – Nguyện – Hạnh. Đức Phật Dược Sư nhờ năng lực bổn nguyện của Ngài, chúng sanh thọ trì danh hiệu của Ngài sẽ được tiêu trừ tất cả bệnh tật khổ đau và đạt được những thành tựu như mọi sở nguyện cầu.
Tụng kinh Dược Sư Phật Hoàng Quý Sơn.
Siêng năng trì niệm niệm danh hiệu Phật Dược Sư khi có được công năng đại dụng thì sẽ đạt được năm thành tựu sau:
- Diệt sự tham lam mà phát tâm bố thí.
- Diệt sự phạm tội được sự giữ giới.
- Diệt sự ganh ghét mà được sự giải thoát.
- Diệt sự hại nhau mà được sự thương nhau.
- Được sanh cực lạc hay các sự chuyển sinh khác.
Đèn Dược Sư bao gồm 49 ngọn được chia làm 7 tầng, mỗi tầng tủa ra 7 nhánh là biểu thị của sự tổng hợp 7 lần con số 7 chính là 49 ứng thân của Đức Phật. Trong Phật giáo, con số 7 mang ý nghĩa trụ trong Phật pháp, tu tập vượt qua những thứ ràng buộc con người, không còn bị chi phối bởi mọi sự thế gian.
Mua sách kinh Dược Sư ở đâu?
Ngày nay, thế giới hiện đại Phát triển không ngừng, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ. Quý Phật tử ngoài việc tìm đến các siêu thị, nhà sách Phật giáo, cửa hàng phát hành tranh tượng Phật, còn có thể đặt mua sách kinh Dược Sư online qua các sàn thương mại điện tử uy tín như: tiki.vn, vinabook.com…
III/ Phân biệt Đức Phật A Di Đà và Phật Dược Sư:
Như đã nói ở trên, Đức Phật Dược Sư và Phật A Di Đà ngự trị ở hai cõi khác nhau. Chúng ta có thể phân biệt qua nguồn gốc kinh điển Phật giáo:
- Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, nằm về phía Tây cõi Ta bà mà chúng sanh đang sống.
- Còn Đức Phật Dược Sư là giáo chủ cõi Tinh Lưu Ly, nơi năm về hướng Đông cõi Ta Bà.
Chúng ta cũng có thể phân biệt Đức Phật Dược Sư và Đức Phật A Di Đà qua thủ ấn, pháp bảo cũng như tư thế đứng của các Ngài.
Hiện tai ở Việt Nam và Thế giới có nhiều chùa thờ Phật Dược Sư:
Chùa Dược Sư 2
Chùa Dược Sư Gò Vấp
Chùa Dược Sư Đức Trọng Lâm Đồng
Chùa Dược Sư Seattle.
IV/ Tìm hiểu về tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Ý nghĩa 7 tượng Phật Dược Sư:
1/ Ý nghĩa tượng 7 vị Phật Dược Sư Lưu Ly:
Theo kinh điển Phật Giáo, bộ tượng Phật Dược Sư bao gồm tượng bảy vị Phật Dược Sư hay còn gọi là tượng Thất Phật Dược Sư.
Có thuyết cho rằng mỗi vị có đại nguyện và ứng thân riêng, thuyết khác lại cho rằng từ nhất thể là Đức Phật Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là:
- Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai.
- Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai.
- Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai.
- Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai.
- Pháp Hải Lôi Âm Như Lai.
- Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lại.
- Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
2/ Các chất liệu thông dụng để điêu khắc tượng Phật Dược Sư đẹp:
Tùy vào diện tích không gian thờ tự như chánh điện, đạo tràng hoặc tại gia mà hành giả có thể thỉnh tượng Phật Dược Sư có kích thước nhỏ, lớn cũng như đa dạng chất liệu khác nhau. Quý hành giải có thể tham khảo qua.
- Tượng Phật Dược Sư bằng đá.
- Tượng Phật Dược Sư bằng đồng.
- Tượng Phật Dược Sư bằng gỗ.
- Tượng Phật Dược Sư bằng lưu ly.
- Tượng Phật Dược Sư bằng sứ.
- Tượng Phật Dược Sư bằng nhựa composite.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều cơ sở điêu khắc, cửa hàng phát hành, bán tượng Phật Dược Sư với đa dạng mẫu mã, kích thước. Đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về đời sống tâm linh của Phật tử Việt.
Để thỉnh được một bức tượng Phật Dược Sư như ý, nhất thiết đừng vì ham mua tượng Phật Dược Sư giá rẻ mà không quan tâm đến chất lượng, tính thẩm mỹ của tôn tượng sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống thờ cúng tâm linh sau này.
Thỉnh tượng Phật Dược Sư ở đâu đẹp, chất lượng cao?
Cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia vô cùng tự hào khi được quý Sư, thầy cô, Phật tử đánh giá là một trong những cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất Việt Nam.
Tượng Phật do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhận được sự hoan hỷ và đánh giá cao của quý Phật tử, tôn tượng có tính thẩm mỹ cao, thể hiện được thần thái, dung mạo của Chư Phật, Bồ Tát.
Hãy liên hệ với Điêu khắc Trần Gia khi quý Phật tử có nhu cầu thỉnh (mua bán) tượng Phật Dược Sư để được tư vấn miễn phí và lựa chọn cho mình những tôn tượng ưng ý.