Contents
- 1 Đức Phật là ai? Đức Phật tu hành khổ hạnh, thành đạo và nhập Niết Bàn.
- 1.1 I, Đức Phật :
- 1.1.1 1, Đức Phật là ai? Đức Phật có thật không?
- 1.1.2 2, Sự ra đời của Đức Phật:
- 1.1.3 3, Con đường Phát Nguyện và xuất gia ngộ đạo:
- 1.1.4 4, Đức Phật Thành Đạo:
- 1.1.5 1, Vị trí đặt tượng Đức Phật
- 1.1.6 2, Bài trí ban thờ Phật Thích Ca đúng chuẩn
- 1.1.7 3, Những lưu ý khi lập ban thờ Phật Thích Ca tại gia
- 1.2 III, Thỉnh tượng Đức Phật tại cơ sở uy tín:
- 1.3 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
- 1.4 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
- 1.1 I, Đức Phật :
Đức Phật là ai? Đức Phật tu hành khổ hạnh, thành đạo và nhập Niết Bàn.
Đức Phật được xem là người khai sinh ra Phật Giáo, là người đứng đầu cõi Ta Bà nơi chúng sinh đang sống. Ngài truyền bá Phật Pháp đến với Phật tử. Là ngươi được Phật tử khắp nơi tôn thờ với một thân chân tu và pháp lực vô lượng vô biên.
Nhưng vì sao Đức Phật lại được tôn thờ như vậy?
Đức Phật là ai?
Đức Phật ra đời năm nào? Đức Phật ra đời như thế nào?
Sự tích Đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề là như thế nào?
Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia sẽ cùng quý độc giả, quý Phật Tử cùng tìm hiểu về cuộc đời và con đường tu hành trên chốn nhân gian trước khi thành Phật của Đức Phật.
XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP
[elementor-template id=”9991″]I, Đức Phật :
1, Đức Phật là ai? Đức Phật có thật không?
Theo quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa, “Phật“ không phải là một cái tên, mà là một danh hiệu. Nó là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “một người tỉnh thức”. Thật ra một “Phật” là tỉnh táo để nhận biết bản chất thật của thực tại.
Hiểu đơn giản hơn, Phật giáo dạy rằng cuộc sống chúng ta đang sống chỉ là một màn sương ảo ảnh được tạo ra bởi những nhận thức sai lầm và “tạp chất” – tham, sân, si. Vị Phật là người nhìn thấy bản chất cuộc sống và đã diệt trừ được sương mù đó. Con người cho rằng khi một vị Phật chết đi thì Vị đó không tái sinh mà chuyển vào cõi an lạc của Niết bàn, đó không phải là “thiên đường” mà là một trạng thái tồn tại đã được biến đổi.
Trong Phật giáo, khi ai đó nói về Đức Phật, thì mọi người đều biết đó chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, người sáng lập Phật giáo
2, Sự ra đời của Đức Phật:
a, Đức Phật ra đời năm nào? Đức Phật ra đời ở đâu?
Theo kinh thư Phật Giáo ghi chép lại, Ngài được sinh ra vào ngày mùng 8 tháng 4 theo lịch âm, năm 623 trước Công Nguyên.
Ngài được sinh ra tại vườn Lâm-Tỳ-Ni ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ của một nước nhỏ thuộc miền Bắc Ấn Độ, gần biên giới xứ Népal.
Về sau, Đại Hội Phật giáo Thế giới đổi ngày giáng sinh của Đức Phật là ngày trăng tròn 15-4 âm lịch, và làm Đại Lễ Phật Đản vào ngày 15-4 này.
b, Đức Phật ra đời như thế nào?
Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, gọi tắt là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tên tục là Sĩ-Đạt-Ta, có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya).
Sĩ-Đạt-Ta là Hoàng tử con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma-Da. Thân mẫu Ma-Da đã thác sinh sau khi Hoàng tử ra đời được 7 ngày, trở về Cung trời Đao Lợi. Em ruột của Bà là Maha Pajapati, cũng kết duyên với vua Tịnh Phạn, thay thế chị ruột nuôi dưỡng Hoàng tử Sĩ-Đạt-Ta khôn lớn.
Hoàng tử Sĩ-Đạt-Ta lớn lên, chịu sự giáo dục hoàn hảo của Hoàng Tộc, trong đó có giáo lí đạo Bà – La – Môn, vì người được chọn để nối ngôi vua cha trị vì đất nước. Thái tử vốn là người thông minh xuất chúng, nên Ngài trở thành một người văn võ toàn tài.
Khi Hoàng Tử tròn 16 tuổi, theo phong tục thời bấy giờ, Thái tử kết duyên cùng Công chúa Da-Du-Đà-La (Yasodhara), cũng là em họ và có cũng tuổi với Ngài.
Trong suốt 13 năm chung sống sau hôn lễ, Thái tử sống trong Hoàng cung với cuộc sống vương giả, Ngài không hề hay biết tới nỗi thống khổ của dân chúng trong nhân gian.
Một ngày đẹp trời, vì được chọn để kế vị vương quyền, Thái tử cùng quan hầu cận đi du ngoạn bên ngoài Hoàng cung để ngắm xem sự thế bên ngoài và có thể tiếp xúc với dân chúng.
Ngài nhìn thấy được những nỗi vất vả khổ cực của kiếp sống con người phải lo làm lụng tìm phương sinh sống. Chúng sinh lầm than, vì cuộc sống mà tranh giành giết hại lẫn nhau
Thái tử còn chứng kiến được các cảnh khổ như: Già yếu, ốm đau, chết chóc biệt ly.
3, Con đường Phát Nguyện và xuất gia ngộ đạo:
a, Đức Phật xuất gia vào năm nào?
Khi tròn hai mươi chín tuổi, Sĩ-Đạt-Ta cảm nhận tất cả chư Phật trong mười phương xuất hiện trước mặt mình và đồng nói: “Trước đây ngươi phát nguyện trở thành một vị Chiến Thắng Phật có thể giúp mọi chúng sinh vướng trong luân hồi sinh tử khổ đau. Đã đến lúc ngươi hoàn thành nguyện này.”
Thái tử Sĩ-Đạt-Ta đến gặp Vua cha và nói: “Con muốn đến nơi yên tĩnh trong rừng nơi có thể nhập định và nhanh chóng đạt giác ngộ. Khi con đạt giác ngộ con có thể báo đáp ơn của chúng sinh và đặc biệt ơn của vua cha. Do vậy, con xin vua cha cho phép con rời cung điện.”
Đức vua thật sự kinh ngạc khi nghe lời trên, và Ngài không chấp nhận lời thỉnh cầu của Thái Tử.
Thái tử nói với vua cha: “Thưa phụ vương nếu ngài có thể cho con thoát khỏi khổ đau của sinh, bệnh, già, chết con sẽ ở lại hoàng cung; nhưng nếu ngài không thể con phải rời hoàng cung và con sẽ tận dụng kiếp nhân sinh đầy ý nghĩa.
Không những tử chối ý định của Thái Tử, Đức vua còn dùng mọi phương cách để ngăn Thái Tử rời cung điện.
Nhà Vua dùng mọi cách nhằm thay đổi ý định của Thái Tử. Vua cho nhiều cung nữ, vũ nữ, ca sĩ, nhạc sĩ đẹp, ngày đêm sử dụng sự quyến rũ để vui lòng thái tử; phòng ngừa thái tử có thể bí mật bỏ trốn, vua cho binh sĩ canh gác quanh cung điện.
Tuy nhiên, quyết định rời hoàng cung để thực hành lối sống thiền định của thái tử không thể thay đổi. Đêm nọ ngài dùng năng lực kỳ diệu của mình khiến cho lính gác và người hầu cận ngủ say, ngài thoát khỏi cung điện với một người hầu cận thân tín.
b, Đức Phật tu hành khổ hạnh:
Sau khi đi được sáu dặm, thái tử xuống ngựa và cáo biệt với người hầu cận. Ngài cắt tóc ném lên hư không, chư thiên cõi trời Tam thập tam đón lấy. Một vị trời dâng ngài chiếc y màu vàng của một tu sĩ. Thái tử nhận và trao y phục hoàng cung cho vị trời này. Đó là lúc Đức Phật xuất gia tự thọ giới trở thành tu sĩ.
Đức Phật lúc này dường như đã hiểu luật tái sinh và ngài cũng hiểu rằng chúng sinh bị khổ đau như vậy không chỉ một lần mà nhiều lần, đời này sang đời khác không chấm dứt.
Thấy chúng sinh bị vướng trong vòng luân hồi khổ đau, ngài cảm thương sâu sắc. Đức Phật phát đại nguyện giải thoát họ khỏi khổ đau.
Ngài tìm hiểu, trải qua nhiều pháp tu đương thời, Đức Phật tu khổ hạnh trong sáu năm, nhưng không đạt kết quả. Thân thể của ngài suy kiệt.
Vào một buổi tối, một nhóm những cô gái trẻ trên đường về nhà, họ đi ngang qua nơi Đức Phật đang ngồi thiền. Họ đang trình diễn với một nhạc cụ, đó là những cây đàn tỳ bà, và họ ca hát. Đức Phật nghĩ rằng, “Khi các sợi giây đàn nầy lỏng lẻo, thì tiếng đàn sẽ không hay. Khi các sợi giây đàn nầy quá căng thẳng, giây đàn sẽ đứt. Khi các sợi giây đàn không quá lỏng, cũng không quá căng, tiếng đàn sẽ tuyệt vời. Ta đang kéo các sợi giây trong-người của ta quá căng thẳng. Ta không thể nào tìm ra Con Đường Chân Lý, khi mà ta sống một cuộc đời xa hoa, hoặc ta sống trong một thân thể quá yếu đuối.”Vì thế, Đức Phật đã quyết định từ bỏ sự hành hạ thân xác của ngài. Ngài học được rằng sự hành-xác không phải là phương cách đúng đắn.
Ngay sau đó, khi đang tắm trên sông, lúc ấy thân thể của Đức Phật đã quá yếu đuối, nên ngài ngất đi, và ngã xuống. Sujata, một cô gái trẻ trong làng sống gần sông, cô trông thấy ngài, và cô dâng ngài một bát cơm và sữa. Sau bữa ăn, ngài cảm thấy mạnh khỏe ngay lập tức, rồi ngài tiếp tục thiền định.
Ngài đã nhận cháo sữa mà nàng Sujātā dâng. Bát cháo sữa đã giúp ngài lấy lại tinh thần minh mẫn và hồi phục thân thể.
c, Đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề:
Đức Phật nhớ lại khi ngài còn nhỏ, ngài đã ngồi thiền dưới một gốc cây. “Ta sẽ ngồi thiền giống như trước kia. Có lẽ đây là cách để có sự giác ngộ.” Rồi từ đó, ngài bắt đầu ăn mỗi ngày.
Ngài đến Bồ-đề Đạo tràng, ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, Đức Phật ngồi dưới cây Bồ-đề trong tư thế thiền định và nguyện không rời khỏi thiền định cho đến khi đạt giác ngộ. Với quyết tâm trên ngài nhập Hư không tam muội về Pháp thân.
Khi đêm xuống, Thiên ma (Devaputra Mara), đứng đầu tất cả ma trong thế giới, biến diện nhiều hình dạng nhằm quấy nhiễu ngài. Đức Phật không hề sợ sệt, có ma ném giáo mác, bắn tên, cố đốt ngài, lăn đá, núi vào ngài. Chúng là đủ mọi cách để thực hiện mục đích.
Tuy nhiên, Đức Phật không bị lay động. Thông qua năng lực thiền định, vũ khí, đá, núi khi đến với Ngài trở thành hoa và lửa trở thành ánh hào quang.
Thấy Đức Phật không hề sợ hãi từ bỏ thiền định, Thiên ma tìm phương cách khác hiện vô số người nữ đẹp, đáp lại Đức Phật nhập sâu vào thiền định. Theo cách này, Ngài chinh phục mọi ma của thế giới này, đây cũng là lý do Ngài được biết đến với danh hiệu là “Chiến Thắng Phật”.
Đức Phật tiếp tục thiền định đến sáng, Ngài đạt được Kim cương định. Với định này, với tâm thức giới hạn cuối cùng của chúng sinh ngài loại bỏ màn vô minh cuối cùng trong tâm và phút giây kế tiếp ngài trở thành Phật, giác ngộ hoàn toàn.
Vì ngài thoát khỏi vô minh và loại trừ tất cả chướng ngại trong tâm, ngài biết mọi pháp trong quá khứ, hiện tại và vị lai, trực tiếp và cùng lúc. Hơn thế nữa, Phật có đại bi, vô phân biệt, cứu độ mọi chúng sinh không thiên vị. Ngài đã hiểu rõ mọi Pháp
Ngài ban phước lành đến tâm và làm lợi ích cho mọi chúng sinh bất cứ hình thức nào trong vũ trụ.
Sau khi Đức Phật ban phước lành, tất cả chúng sinh, ngay cả những loài thú thấp nhất cũng phát triển trạng thái tâm thanh bình và đạo đức.
Cuối cùng, thông qua tiếp xúc sự thị hiện của Đức Phật trong hình thức là bậc Đạo sư tâm linh mọi người đều có cơ hội bước vào con đường giải thoát giác ngộ.
4, Đức Phật Thành Đạo:
Bốn mươi chín ngày sau khi Phật chứng đạt giác ngộ, Phạm thiên và Đế thích thỉnh ngài thuyết pháp, Đức Phật giảng đạo trên cung trời:
Kính lạy Đức Thế Tôn! Kho báu từ bi,
Chúng sinh như người mù luôn trong hiểm nguy rơi vào các cõi thấp.
Ngoài ngài ra không ai là người bảo hộ thế giới này.
Do vậy, chúng con kính thỉnh ngài vui lòng rời thiền định và chuyển Pháp luân.
Nhận lời thưa thỉnh, Đức Phật rời thiền định và giảng bài pháp đầu tiên. Lời dạy này bao gồm kinh Tứ đế và các kinh khác, giáo lý căn bản của Phật giáo Nguyên thủy.
Sau đó Phật chuyển pháp luân lần thứ hai, thứ ba, bao gồm kinh Bát-nhã, kinh Phân biệt ý. Đây là giáo lý Đại thừa Phật giáo. Trong giáo lý Nguyên thủy, Phật giảng giải làm thế nào để giải thoát khỏi khổ đau cho con người, và trong giáo lý Đại thừa ngài giảng giải làm thế nào để đạt giác ngộ hoàn toàn, Phật quả, vì lợi ích cho mọi người.
Cả hai truyền thống phát triển ở châu Á, đầu tiên là ở Ấn Độ sau đó truyền sang các quốc gia quanh Ấn Độ, bao gồm Tây Tạng. Hiện tại Phật giáo cũng phát triển ở phương Tây.
Tại sao gọi lời dạy của Phật gọi là “Pháp luân”, trong thời cổ xưa có nhiều vị vua vĩ đại, gọi là chuyển luân vương, từng cai trị toàn thế giới. Các vị vua này có rất nhiều của cải đặc biệt, bao gồm một bánh xe quý, họ có thể đi khắp nơi trên thế giới. Bất cứ nơi đâu bánh xe này đến, vị vua liền có thể cai trị nơi đó. Lời dạy của Đức Phật cũng giống như bánh xe quý báu, vì nơi đâu lời dạy được truyền giảng, người dân ở đó có cơ hội thực hành và kiểm soát được tâm.
“Pháp” (Dharma), có nghĩa là “bảo vệ”. Nhờ thực hành lời dạy của Phật chúng ta có thể bảo vệ chính mình khỏi khổ đau và các vấn đề. Tất cả các vấn đề chúng ta gặp hằng ngày bắt nguồn từ vô minh, và phương pháp loại trừ vô minh là thực hành Pháp.
Thực hành Pháp là phương pháp siêu việt để phát triển giá trị cuộc sống con người. Giá trị cuộc sống không tùy thuộc vào sự phát triển bên ngoài hay thế giới vật chất, nhưng tùy thuộc vào sự phát triển thanh bình và hạnh phúc bên trong. Ví dụ, trong quá khứ rất nhiều Phật tử sống ở những quốc gia nghèo chậm phát triển, nhưng họ có thể có được sự thanh tịnh, hạnh phúc lâu dài bằng cách thực hành lời dạy của Phật.
Nếu chúng ta thực hành lời dạy của Phật trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có thể giải quyết những vấn đề nội tâm và đạt được tâm thanh tịnh bình thản thật sự. Nếu không có sự bình thản nội tâm thì không có thể đạt được thanh bình bên ngoài. Nếu chúng ta thiết lập được sự thanh bình nội tâm thông qua thực hành con đường tâm linh, thanh bình bên ngoài sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu chúng ta không thực hiện được như vậy, thanh bình của thế giới sẽ không bao giờ đạt được, dù cho con người có dùng mọi cách vận động hòa bình.
II, Thờ tụng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại gia:
1, Vị trí đặt tượng Đức Phật
Khi thờ tượng Đức Phật Thích Ca tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà.
Bàn thờ Đức Phật ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc.
Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với Đức Phật.
Hoặc thờ Đức Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.
Tượng Đức Phật Thích Ca nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.
2, Bài trí ban thờ Phật Thích Ca đúng chuẩn
Có 3 cách để bài trí tượng Đức Phật cơ bản và đúng chuẩn:
Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát…
Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Đức Phật Thích Ca gồm có:
Tam Thế Phật: Ý chỉ vị Phật của 3 thời. Phật A Di Đà tượng trưng cho thời quá khứ, Phật Thích Ca là thời hiện tại và Phật Di Lặc biểu trưng thời tương lai. Dựa theo thứ tự đó, ở giữa là Đức Phật Thích Ca, Ngài Di Lặc ở phía tay trái Đức Phật, bên còn lại à vị trí của Phật A Di Đà.
Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Đức Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới… Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu… những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.
Trên ban thờ, bắt buộc phải có bát hương đặt phía trước tượng Đức Phật. Ngoài ra, các đồ thờ cúng khác như lọ hoa, mâm bồng, hạc thờ và đền thờ cũng cần chuẩn bị. Ban thờ Đức Phật luôn phải được lau dọn sạch sẽ, thường xuyên lên nhang đèn.
3, Những lưu ý khi lập ban thờ Phật Thích Ca tại gia
+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
+ Nên đặt ban thờ để Phật hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
+ Gia chủ không nên thờ chung Thần khác như Thổ công, Thần Tài, Quan Công… cùng với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Nếu thờ Tam Thế Phật, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Phật 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Phật phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật thấp hơn ban thờ gia tiên.
Ngoài ra, Quý Phật tử có thể tải hình ảnh Đức Phật đẹp nhất tại các trạng mạng của Phật giáo.
Hoặc để hình nên Đức Phật trên các thiết bị công nghệ, để ảnh bìa Đức Phật trên các tài khoản cá nhân để luôn được cảm nhận Đức Phật từ bi.
III, Thỉnh tượng Đức Phật tại cơ sở uy tín:
Nhu cầu thỉnh tượng Phật Thích Ca đẹp ngày càng phổ biến và đa dạng, cho thấy nhu cầu về đời sống tâm linh của Phật tử Việt ngày càng được chú trọng hơn.
Rất nhiều cơ sở sản xuất, cửa hàng phát hành, mua bán tượng Phật Thích Ca với đa dạng chủng loại, mẫu mã, kích thước… để đáp ứng nhu cầu.
Cơ sở điêu khắc Trần Gia tự hào cơ sở điêu khắc tượng Đức Phật Thích Ca đẹp nhất tại Việt Nam, với đội ngũ nhân sự tài năng và niềm đam mê điêu khắc Phật giáo bất tận, đã phát hành ra thị trường rất nhiều mẫu tượng Phật đẹp, trang nghiêm, nhận được sự đánh giá cao và hoan hỷ của quý Sư, thầy, cô, Phật tử trong và ngoài nước.
Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP
[elementor-template id=”9991″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]