Sự tịch các vị Bồ Tát – Tên các vị Bồ Tát trong Phật Giáo

Sự tịch các vị Bồ Tát – Tên các vị Bồ Tát trong Phật Giáo

I/ Bồ Tát có thật không? Hồng danh các vị Bồ Tát là gì? Sự tích các vị Bồ Tát.

1/ Bồ Tát có thật không? Các chư vị Bồ Tát là ai?

Bồ Tát viết đầy đủ là Bồ Đề Tát Đỏa. Là danh hiệu dành cho các vị tu hành đạo Phật đã chứng quả. Những Đại Bồ Tát được Phật tử thờ tụng phổ biến như Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát… thuộc vào vị đẳng giác trong 12 vị của Bồ Tát thánh hiền. Theo đẳng thứ của Phật giáo thì Đại Bồ Tát vẫn còn dưới Chư Phật một cấp bậc.

Những vị Bồ Tát trong Phật giáo Đại Thừa là người giác ngộ hoàn toàn về nỗi khổ của tất cả chúng sanh, đồng cảm và phát nguyện cứu độ chúng sanh được giải thoát khỏi những nỗi khổ đó.

Bởi vậy trong cuộc sống hàng ngày, những người có tấm lòng từ bi, sống tốt và biết giúp đỡ mọi người xung quanh thường được gọi là người có tâm Bồ Tát.

Bồ Tát, danh xưng trong Tiếng Phạn viết là Bodhisattva, dịch ra nghĩa là Bồ Tát Ma Ha Tát là chỉ các vị Đại Bồ Tát trong hàng Bồ Tát.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

2/ Bồ Tát là nam hay nữ?

Các vị Bồ Tát đã trải qua hằng hà vô số kiếp, có kiếp các Ngài hiện thân nam nhân, kiếp khác lại là nữ nhân. Bồ Tát xuất hiện dưới nhiều hình tướng.

Theo quan điểm của nhà Phật, đối với các bậc tu tập đã giác ngộ thì không còn phân biệt là nam hay nữ nữa.

3/ Thú cưỡi của các vị Bồ Tát:

Mỗi vị Đại Bồ Tát đều gắn liền với một loài thú cưỡi. Vậy vật cưỡi của các vị Bồ Tát là linh vật gì, hãy cùng tham khảo nhé:

a/ Bồ Tát cưỡi rồng: chính là Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Đại Bồ Tát cứu khổ cứu nạn quá quen thuộc đối với Phật tử Việt.

b/ Bồ Tát cưỡi sư tử: Chính là ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Vị Bồ Tát của sự trí huệ.

c/ Bồ Tát cưỡi voi trắng: Chính là Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Vị Bồ Tát của niềm vui, tự do và cộng đồng

d/ Bồ Tát cưỡi Đề Thính : Chính là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vị Bồ Tát cứu rỗi cõi u linh.

4/ Ý nghĩa việc lập bàn thờ Bồ Tát tại gia:

Thờ Bồ Tát tại gia, điều căn bản đầu tiên chúng ta phải có tấm lòng thành kính, với các Ngài. Quyết tâm tu sửa thân, tâm, khẩu, ý.

Gia chủ lập bàn thờ Bồ Tát tại tư gia và niệm Bồ Tát hàng ngày. Với mong muốn được chiêm bái, một lòng thành tâm hướng thiện, noi theo tấm gương sáng của các Ngài.

Bàn thờ Bồ Tát không được đặt tùy tiện. Cần cúng dường hoa quả tươi, hàng ngày lau dọn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thanh tịnh và trang nghiêm.

Gia chủ có thể thờ tranh tượng Bồ Tát đều được. Tùy vào diện tích không gian thờ tự và điều kiện kinh tế mà thỉnh tranh tượng các vị Bồ Tát. Có thể bằng các chất liệu: gỗ, đá, nhựa composite, gốm, sứ, bột đá… cho phù hợp.

Rất nhiều trường hợp gia chủ mơ thấy tượng Bồ Tát hiển linh và sự linh ứng của các Ngài, Sau đó đã lập bàn thờ Bồ Tát tại gia để hàng ngày chiêm bái các Ngài.

5/ Ý nghĩa câu nói trong kinh Phật “ Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”.

Tất cả các vị Bồ Tát tu hạnh để tiêu diệt sáu cái “nhân”. Những thứ xấu xa, mù tối, tội lỗi làm chúng sanh mãi đắm chìm trong bể khổ:

  • Thấy tham lam, keo kiệt là nhân đau khổ, Bồ Tát tu hạnh bố thí để tiêu diệt.
  • Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tội lỗi, Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục để dẹp tan.
  • Thấy buông lung ngạo mạn là nhân phá hoại đức hạnh, Bồ Tát tu trì giới để khử trừ.
  • Thấy bê tha lười biếng là nhân hư thân mất công đức, Bồ Tát tu hạnh tinh tấn để đánh đuổi.
  • Thấy ngu si là nhân trầm luân sinh tử, Bồ Tát tu trí tuệ để chiếu phá.
  • Thấy tâm tán loạn là là nhân điên đảo tối tăm, Bồ Tát tu thiền định để thu nhiếp.

Khi sáu cái nhân tội lỗi bị tiêu diệt hoàn toàn chính là lúc được Giác Ngộ giải thoát. Đây cũng chính là tu Lục Độ, đang hành hạnh Bồ Tát và đến khi Giác Ngộ thì thành Bồ Tát thực sự.

Kẻ trí sợ Nhân, người ngu sợ Quả:

  • Vì còn mê mờ chưa thông lý Nhân Quả nên chúng sanh chỉ sợ Quả, không sợ Nhân.
  • Bồ Tát nhờ đã Giác Ngộ thấu suốt được lý Nhân Quả trong ba đời, nên các Ngài chỉ sợ Nhân, khôn sợ quả.

Do biết rõ, nên thấy Nhân nào đưa đến Quả khổ, Bồ Tát nhất định không làm. Vì tạo Nhân rồi thì không tránh được Quả. Chúng sanh mê muội thì thực hành Nhân rồi mới lo sợ đến Quả bởi vậy nên có câu “ Bồ Tát sợ Nhân chúng sinh sợ quả”.

II/ Có bao nhiêu vị Bồ Tát? Danh sách tên các vị Bồ Tát trong Phật Giáo:

Ngoài việc chiêm bái các vị Bồ Tát trong chùa, Phật tử còn biết đến các vị Bồ Tát trong Chú Đại Bi hoặc các vị Bồ Tát trong Tây Du Ký.

Tùy vào từng tông phái hoặc theo kinh điển Phật giáo mà chúng ta thường nghe về: 3 vị Bồ Tát, 4 vị Bồ Tát, 6 vị Bồ Tát, 7 vị Bồ Tát, 8 vị Bồ Tát, 12 vị Bồ Tát…

Hãy cùng Trần Gia tìm hiểu thông tin hữu ích và hình ảnh nền về các vị Bồ Tát đẹp nhất trong Phật Giáo Đại Thừa, quý Phật tử có thể tải hình ảnh Bồ Tát đẹp về làm hình nền trên điện thoại, máy tính

Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Di Lặc Bồ Tát.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Phổ Hiền Bồ Tát.

Đại Thế Chí Bồ Tát.

Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.

Đại Nhật Như Lai Bồ Tát.

Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Hư Không Tạng Bồ Tát.

Vô Tận Ý Bồ Tát ( Vô Tận Huệ Bồ Tát, Vô Lượng Ý Bồ Tát)

Bồ Tát Thường Bất Khinh.

Bồ Tát Hộ Minh.

Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Đâu Suất, Bồ Tát Hộ Minh – tiền thân của Đức Phật Thích Ca đã quán sát nhân gian, chọn cõi Diêm Phù Đề, thành Ca Tỳ La Vệ – phía Bắc Ấn Độ hiện nay là nơi hạ sinh (Nguồn ảnh: Internet)

Diệu Âm Đại Bồ Tát.

 

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]