Kiến Thức – Lược Sử về Đức Phật Gotama và Phật Giáo nguyên thủy

Nói về Đức Phật Gotama, vì Ngài là người thầy, bậc đạo sư vĩ đại nhất, nên có rất nhiều ý để nói về Ngài, và những ý này đã được chính Ngài tự nói tới trong bộ kinh Nikaya. Trong bài viết này, Điêu Khắc Trần Gia xin gửi tới quý độc giả, quý Phật tử những ý chính cụ thể: Đức Phật Gotama là ai?. Đồng thời điểm qua sơ lượt nhất quá trình tìm ra con đường rồi tự thực hành chứng đạt được chánh trí, thanh tịnh, giải thoát, đích cao nhất của trí tuệ, đồng thời giảng dạy lại cho những người khác để cũng có thể đạt được chánh trí, thanh tịnh, trí tuệ, giải thoát như Ngài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tìm hiểu coi có ai có quyền năng tối thượng tương đương Ngài hay không.

 

XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP

[elementor-template id=”9991″]

I, Đức Phật Gotama là ai? Và có bao nhiêu Đức Phật?

1, Có bao nhiêu Đức Phật?

Theo Trung Bộ kinh của bộ Nikaya, (142. Kinh phân biệt cúng dường) thì Đức Phật chỉ nói tới có 2 loại vị Phật: đó là Phật Chánh Đẳng Giác và Phật Độc Giác. Khi cúng dường cho 2 loại vị Phật này thì chúng ta sẽ có được số lượng công đức nhiều thứ nhất và nhiều thứ hai. Kế tới là các vị A la hán, đệ tử của Như Lai – tức Phật Chánh Đẳng Giác. Và chỉ có 3 hạng người trên là đã tới được đích của trí tuệ, chánh trí, thanh tịnh, giải thoát. Còn các hạng người sau nữa thì đều chưa đạt được tới đích của trí tuệ, giải thoát. Từ đây chúng ta thấy rõ là không còn bất cứ 1 loại vị Phật nào khác nữa.

Các vị Phật Độc Giác chỉ có 1 số đặc điểm giống với vị Phật Chánh Đẳng Giác là cùng tự mình tìm ra con đường rồi tự thực hành và chứng nghiệm đạt tới chánh trí, thanh tịnh, trí tuệ. Tuy nhiên, vị trí của các vị Phật Độc Giác thì thấp hơn vị Phật Chánh Đẳng Giác, và các vị Phật Độc Giác không thể giảng dạy lại cho bất cứ người nào khác để cũng có thể đạt tới đích cao của trí tuệ này. Chỉ có duy nhất vị Phật Chánh Đẳng Giác mới có thể giảng dạy.

Vì vậy, chúng ta chỉ có thể thấy được lời dạy (Pháp) của vị Phật Chánh Đẳng Giác, mà không thể thấy lời dạy (Pháp) của các vị Phật Độc Giác. Cho nên, chúng ta cũng khó có thể nhận ra các vị Phật Độc Giác, vì chúng ta không đủ trí tuệ để có thể nhận ra.

Vị Phật Chánh Đẳng Giác là bậc tối thượng giữa các loài hai chân – có nghĩa là bao gồm cả loài người cùng tất cả các loài chư Thiên và chư Phạm Thiên

2, Đức Phật Gotama (Cồ Đàm) vị Phật Chánh Đẳng Giác duy nhất:

Đức Phật Gotama đã chứng đạt chánh trí, thanh tịnh, đích cao nhất của trí tuệ, để trở thành vị Phật Chánh Đẳng Giác. Đức Phật Gotama đã xác nhận mình chính là vị Phật Chánh Đẳng Giác duy nhất trong thời đại của chúng ta hiện nay

Tại sao lại nói Đức Phật Gotama (Thích Ca Mâu Ni) là vị Phật Chánh Đẳng Giác duy nhất trong thời đại của chúng ta?

Vì ngày nay, lời dạy (Pháp) của Đức Phật Gotama vẫn đang còn tồn tại, cho nên không thể có lời dạy (Pháp) của bất cứ vị Phật nào khác cũng đang song hành tồn tại được.

3, Tiền kiếp của Đức Phật Gotama:

Đức Phật Gotama là Đức Phật Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt, những tiền kiếp của Ngài là Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác, trí tuệ của Ngài nhiều năng lực hơn đức tin và tinh tấn, cho nên thời gian tạo 30 pháp hạnh Bà La Môn của Ngài bằng một nửa thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có đức tin ưu việt, và bằng một phần tư thời gian của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có tinh tấn ưu việt.

Trong bộ Jinakalamali và bộ Chú giải Buddhavaṃsa có giải thích tiền kiếp của Đức Phật Gotama là Đức Bồ Tát tạo 30 pháp hạnh Ba la môn trải qua 3 thời kỳ:

a, Thời kỳ đầu:

Thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ chúng sinh giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, trong thời gian suốt 7 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

Trong khoảng thời gian lâu dài vô số kể ấy, đã trải qua 125.000 Đức Phật tuần tự mỗi Vị đã xuất hiện trên thế gian.

b, Thời kỳ giữa:

Thời kỳ Đức Bồ Tát phát nguyện bằng lời nói, để cho chúng sinh có thể nghe và hiểu biết rằng: “Đức Bồ Tát có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác”, trong thời gian suốt 9 a-tăng-kỳ kiếp trái đất.

Trong khoảng thời gian lâu dài vô số kể ấy, đã trải qua 342.000 (Theo Jinakalamali có 387.000 Đức Phật). Đức Phật tuần tự mỗi Vị đã xuất hiện trên thế gian.

Trong suốt hai thời kỳ đầu và giữa, Đức Bồ Tát vẫn còn là Đức Bồ Tát bất định (Aniyatabodhisatta) có thể thay đổi ý nguyện, không còn muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, mà muốn trở thành Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh Thanh Văn Giác. Nếu Đức Bồ Tát vẫn không thoái chí, có tâm đại bi thương xót chúng sinh, có ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để tế độ cứu vớt chúng sinh thoát khỏi biển khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, thì Đức Bồ Tát tiếp tục tinh tấn tạo 30 pháp hạnh Bà La Mônbước sang đến thời kỳ cuối.

c, Thời kỳ cuối:

Thời kỳ Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác đầu tiên thọ ký xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất nữa, chắc chắn sẽ là Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong thời vị lai. Khi ấy, Đức Bồ Tát trở thành Đức Bồ Tát cố định (Niyatabodhisatta) tiếp tục tạo cho đầy đủ 30 pháp hạnh Bà La Môn cho đến kiếp chót.

II, Lược sử về Đức Phật Gotama

1, Truyền thuyết cuộc đời Đức Phật Gotama:

Đức Phật Gotama, hay còn gọi là Đức Phật Thích Ca, thế danh là Siddhattha, có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya).

Ngài là Hoàng tử con của Vua Suddhodana và Hoàng Hậu Maya-Devi.

Truyền thuyết về Đức Phật dựa trên sự lo sợ của hoàng tử trẻ Siddhattha. Ngài bị bủa vây bởi những khái niệm bệnh tật, tuổi già và cái chết.

Ngài chọn con đường khất thực để tìm ra lối thoát cho những nỗi thống khổ treo lơ lửng này.

Sau nhiều năm lăn lộn, Hoàng Tử Siddhattha tìm thấy câu trả lời. Ngài đã nhận ra chân lý. Ngài trở thành một vị Phật hay một vị được giác ngộ bằng cách đạt được sự giải thoát sau 49 ngày ngồi dưới gốc cây Bồ đề, vào khoảng 2.500 năm trước.

Các bằng chứng khảo cổ đã chứng minh Đức Phật Gotama là một nhân vật có thật, một người bình thường. Ngài được sinh ra ở đâu, lớn lên như thế nào và di chuyển ra sao sau khi đã thành đạo, một gia phả đầy đủ với các chứng tích khảo cổ cho chúng ta thấy Đức Phật Gotama là một nhân vật có thật.

Trong suốt 45 năm, người đã ngang dọc miền bắc và miền đông Ấn Độ để truyền bá giáo lý. Đức Phật Gotama được gọi là “bổn sư” vì người là một nhà giáo dục lớn, thầy của các vị thầy. Đức Phật được cho là đã có một kế hoạch lớn lao để thiết lập các trường học (đạo tràng) ngay khi ngài còn sống.

Nhiều nước trên thế giới lấy ngày 15/4 âm lịch là ngày Phật Đản. Việt Nam lấy ngày 8/4 hoặc 15/4 tùy theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền của các chùa, trong khi các nước Tây Á lấy ngày trăng tròn của Tháng Năm dương lịch để kỷ niệm sinh nhật của vị Phật lịch sử.

2, Giáo lý của Đức Phật Gotama

Giáo lý của Đức Phật, được kết tập lại sau khi ngài nhập niết bàn không lâu.

Văn học kinh điển của Phật giáo nguyên thủy hay “Thánh điển Pali” có ba phần gọi là Tam tạng kinh điển (Tipitakas). Nguyên gốc được viết bằng tiếng Pali. Các tạng của Tam tạng kinh điển (Tipitakas) được gọi riêng là Luật tạng (Vinaya Pitaka), Kinh tạng (Sutta Pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma Pitaka).

Kinh tạng (Sutta Pitaka) gồm có 5 phần gọi là Nikayas.

Bốn phần đầu – Trường bộ (Dıgha), Trung bộ (Majjhima ), Tương ưng bộ (Samyutta) và Tăng chi bộ (Anuguttara ) – bao gồm các bài giảng được gọi là Kinh, có độ dài khác nhau, thường được cho là do Đức Phật Gotama giảng.

Phần thứ năm được gọi là Tiểu bộ (Khuddaka), có cấu trúc khác bốn phần đầu. Kinh này gồm 15 quyển.

Nổi bật trong Tiểu bộ kinh là Kinh Pháp Cú, lời vàng Phật dạy, gồm 423 bài kệ, chia ra làm 26 phẩm là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật trong suốt 45 năm thuyết pháp của ngài

Tất cả công việc mà Đức Phật làm khi sinh thời là truyền bá đạo đức nhân bản thông qua giáo dục. Gotama tin rằng đạo đức, đức hạnh của con người có thể được gieo trồng và tăng trưởng thông qua giáo dục. Phật giáo phục vụ cho những người đang sống có được cuộc sống an lành và hạnh phúc, giảm thiểu và chuyển hóa các nỗi khổ niềm đau. Giáo lý của ngài, chung quy lại là trình bày về Nỗi Khổ và Phương Pháp Thoát Khổ.

Khổ (Tiếng Pali: Dukkha) là điểm nhấn của triết học Phật giáo và là nền tảng cho mọi tồn tại. Mặc dù khó giải thích, nó bao gồm tất cả các dạng đau đớn thể chất và tinh thần, buồn khổ, sợ hãi, bất bình và thậm chí cả niềm vui, do bản chất nhất thời của chúng. Kiếp người được đánh dấu bởi sự vật lộn không ngừng để vượt qua Nỗi Khổ (dukkha).

Đức Phật Gotama đã chỉ ra con đường thoát khổ là con đường Bát Chánh Đạo. Đây là con đường, mà nếu được thực tập rốt ráo, hành giả sẽ thực sự không còn bị ràng buộc bởi Sự Khổ (dukkha), đạt được sự an vui ngay trong đời sống hiện tại.

3, Truyền thuyết Đại Niết Bàn Của Đức Phật Gotama:

Ở tuổi tám mươi Đức Phật viếng thăm Vesali nơi cô gái làng chơi Ambapali dâng cho ngài bữa ăn và dâng món quà là Khu rừng Ambalatthika cho Tăng đoàn. Trong suốt thực hành Dhamma cô thoát khỏi sự vô đạo đức, thiết lập mình vào sự thật, và trở thành arahant. Sau đó cùng năm đó ngài viếng thăm Pava và ở lại khu rừng xoài của Cunda.

Nơi đây Ngài nhận bữa ăn được xem là cuối cùng và sau đó trở nên yếu đi. Trong tình trạng dần yếu đi ngài tiếp tục đến Kusinara. Tại đó Ngài hướng dẫn Ananda vắt chiếc áo choàng giữa hai cây sala, và nói rằng sự sống của Ngài đang đi dần đến hồi kết. Số đông các tu sĩ, cư sĩ tại gia, và chư thiên xếp hàng quanh Ngài và cầu nguyện cho Ngài lần cuối. Đức Phật ban cho họ lời động viên cuối cùng, được biết đến như là pacchima-vaca:

– Sự phân rã có sẵn trong mọi vật kết hợp, hãy rèn luyện sự giải thoát cho chính mình với sự siêng năng.

Đức Phật nhập Đại Niết Bàn vào năm 80 tuổi, vào đêm trăng tròn Vesakha năm 544 trước Công Nguyên.

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng tổng hợp những hình ảnh tượng Đức Phật Gotama (Thích Ca Mâu Ni) đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

XEM THÊM TƯỢNG ĐỨC PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP

[elementor-template id=”9991″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]