Kiến Thức – Hạnh Bố Thí Ba la mật và Bố thí đúng cách trong Phật Giáo

Đối với người Phật tử, ai cũng có mong muốn và luôn thực hành việc tu tập theo Phật pháp. Tuy nhiên, việc tu hành, ăn chay niệm Phật hằng ngày liệu đã đủ chưa. Để đạt tới được những thành quả trong việc tu hành, ngoài đọc kinh niệm Phật hằng ngày cần phải đạt được những hạnh nào khác. Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia cùng quý Phật tử sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Có nhiều người trong chúng ta thường hãnh diện nói rằng: ‘Tôi tu lâu, ăn chay trường, tụng kinh mấy chục năm rồi, biết Hòa Thượng này Hòa Thượng nọ từ lúc các vị ấy mới tu, chùa này là do tôi giúp từ lúc mới lập,…, và đa số đều là Bồ Tát tại gia (tức là thọ Bồ Tát giới). Thọ Bồ Tát giới tức là muốn bước trên Bồ Tát đạo; và Bồ Tát đạo thì gồm có Lục độ (Ba La Mật). Trong đó thì Bố thí đứng đầu. Bồ Tát mà không biết bố thí thì đó không phải là Bồ Tát. Vậy Bố thí là gì? Có mấy loại Bố thí? Phải Bố thí những gì: Bố thí làm sao, khi nào,…?

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

I, Nghĩa của Bố thí?

Bố thí là gì? Ý nghĩa của từ bố thí:

Như đã nói trên Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát, nguyên âm chữ Phạn là Dàna, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí. “Bố” là khắp, “thí” là cho. Bố thí là cho khắp tất cả. vậy cho khắp tất cả có nghĩa là cho khắp tất cả những gì mình có, hay cho khắp tất cả chúng sinh?

Khi ta dùng của cải vật chất để cho một kẻ nghèo khó, gọi là bố thí cho người nghèo.

Khi ta cho nhưng người nhơ hơn trong gia đình như con, cháu …gọi cho là cho.

Khi ta trao tặng tới một người lớn hơn ta trong gia đinh hoặc xa hội thì gọi là biếu, tặng

Rồi khi vào chùa đối dâng lên tam Tam Bảo ta lại có tiếng gọi khác là cúng dường.

XEM THÊM – Bạn đã hiểu đúng Ý NGHĨA của CÚNG DƯỜNG trong PHẬT GIÁO chưa?

Như ta đã thấy “Bố thí” gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí. Nó không chỉ gói gọn trong việc bố thí cho một người nghèo khó đang cần sự giúp đỡ. Để thuận tiện cho việc ghi chép, Điêu Khắc Trần Gia xin tạm gọi tất cả những cái đó là “Bố thí”.

II, Các loại bố thí

Khi nói đến sự bố thí, thì ta nhận ra có ba yếu tố tạo ra nó, đó là: người cho (năng thí), món đồ (vật thí), và người nhận (sở thí). Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì không thể xảy ra sự bố thí

Do đó chúng ta cũng căn cứ trên ba yếu tố của sự Bố thí mà phân loại:

  • Trên phương diện người cho thì có hai loại: Bố thí trong sạch và không trong sạch
  • Trên phương diện vật thí thì có ba loại: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí
  • Trên phương diện người nhận (tức đối tượng của sự bố thí), còn được gọi là ruộng phước (phước điền) thì có hai loại: ruộng phước nhỏ và ruộng phước lớn .

Có thể hiểu đơn giản về các loại bố thí như sau:

1, Trên phương diện người thí (người cho):

Có hai loại bố thí: Trong sạch và không trong sạch.

a, Thế nào là bố thí không trong sạch?

Hay nói cách khác là bố thí có điều kiện. Bố thí không trong sạch là bố thí vì: tư lợi, bố thí để giàu có, bất kính, chán ghét, yếu hèn, muốn dụ dỗ, sợ chết, muốn chọc tức, ghen tức, ganh đua, kiêu ngạo, cầu danh, tránh né sự nguy hiểm, muốn mê hoặc lòng người,… Sự bố thí này xuất phát tư một cái tâm xấu xa, không nghĩ đến sự an vui hay lợi ích cho người nhận.

b, Thế nào là bố thí trong sạch?

Bố thí trong sạch nói một cách giản dị, đó là sự bố thí có tánh cách ngược lại những gì đã tả ở phần trên. Còn có nghĩa là Bố thí mà muốn đem lại lợi ích cho người nhận.

Vừa kể trên là sự bố thí trong sạch cho tất cả mọi người. Riêng cho Phật tử thì Bố thí trong sạch còn có nghĩa là bồi đắp công đức cho sự giải thoát, tức Niết Bàn .

2, Trên phương diện vật thí

Có 3 cách bố thí: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.

Trong mỗi loại trên lại chia ra: chân chính và không chân chính.

a, Tài thí:

Vậy tài thí hay bố thí tài là gì?. Đó là dùng những tài sản hiện hữu thuộc về cá nhân mình đem cho người khác.

Tài thí lại chia ra hai loại: Ngoại thí và Nội thí.

Ngoại thí: là những hành động như bố thí cơm, bố thí tiền bạc, bố thí thức ăn, bố thí gạo, bố thí tài sản bố thí nước uống. Rộng hơn là cho đi những tài sản nằm ngoài thân thể mình.

Nội thí: Nội thí là bố thí những gì trong thân thể con người chúng ta; như xưa kia đức Phật còn làm Bồ Tát đã bố thí đầu, mắt, chân, tay… Ngày nay ta không làm nổi như vậy thì ta có thể ra công giúp sức như làm công quả cho chùa, kéo xe cho người già, v…v… Hoặc tiếp máu cho bệnh nhân ở nhà thương, hoặc bố thí thân mạng, bố thí thân xác như ký giấy cho những bộ phận trong thân thể mình nếu bị chết bất đắc kỳ tử.

*Tài thí chân chính: là những đồ vật được bố thí không phải do từ trộm cắp hay cướp giật. Nếu ngược lại là tài thí không chân chính.

b, Pháp thí

Thế nào là pháp thí? Hay Bố thí Pháp là gì? Đó chính là bố thí bằng lời nói (Pháp).

Hành động được xem là pháp thí gồm có:

Tất cả những lời nói chân thật, hữu ích có thể đem lại an lạc cho người nghe.

Giảng dạy chánh pháp của đức Phật

Giảng dạy ba Tạng pháp: Kinh, Luật và Luận

Giảng dạy cho người biết hai pháp: Thanh văn và Bồ Tát

*Pháp thí chân chính là giảng dạy những giáo pháp đưa con người đến giải thoát rốt ráo của Niết Bàn

c, Vô úy thí :

Vô úy thí có nghĩa là bố thí sự không sợ hãi, bố thí bằng tình yêu, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ gì cả.

Theo nguồn gốc Kinh tạng nguyên thủy thì chỉ có hai loại Bố thí, đó là Tài thí và Pháp thí. Nhưng theo giáo lý Đại thừa có thêm vào một loại bố thí thứ ba là Vô úy thí

Vô úy thí cũng có thể xem là nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí. Vì sao? Vì khi bố thí, tức là cho, thì có hai cách: một là cho bằng hành động, hai là cho bằng lời nói. Nếu bằng hành động thì đó thuộc Tài thí, còn nếu bằng lời nói thì đó thuộc Pháp thí.

Ta không thể nào tự nhiên làm cho người khác hết sợ hãi được. Ta phải làm một cái gì đó (một lời nói, một sự hiện diện, một sự an ủi, một sự giúp sức,…) cho người ấy thì người ấy mới hết sợ (vô úy) được. Sự hết sợ chính là kết quả của Tài thí hoặc Pháp thí. Vì vậy Vô úy thí không thể được xem là một loại bố thí riêng biệt không tùy thuộc gì nơi hai sự bố thí kia cả (Tài và Pháp thí).

*Vô úy thí chân chính hay không chân chính đó là tùy thuộc ở Tài thí và Pháp thí có chân chính hay không?

Thí dụ:

Có một người sợ chết. Ta bảo họ đừng sợ, cứ lo niệm Phật, ăn chay, làm phước, đến khi chết sẽ về Cực Lạc. Thế rồi họ nghe theo và hết sợ chết. Đó là vô úy thí chân chính.

Cũng cùng một người, nếu ta bảo họ đừng sợ chết, vì chết là hết, không có gì phải lo cả, không có địa ngục, không có thiên đàng. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, thì đó là Vô úy thí không chân chính (vì ta dạy họ chấp đoạn).

3, Trên phương diện người nhận hay ruộng phước

Tại sao lại gọi người nhận ruộng phước? Tại vì chính ở nơi họ mà ta gieo hạt giống phước đức nên gọi là ruộng phước. Nhờ có họ mà ta mới thực hiện được sự Bố thí.

Có hai loại ruộng phước:

Ruộng phước nhỏ: Vì lòng thương hại người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống thương hại sẽ cho ra những cây lúa nhỏ, nên gọi là ruộng phước nhỏ.

Ruộng phước lớn: Vì có tâm kính trọng người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống kính trọng sẽ cho ra những cây lúa lớn, nên gọi là ruộng phước lớn.

III, Bố thí như thế nào cho đúng:

1, Vì sao phải bố thí và bố thí đúng cách?

Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây :

  • Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác;
  • Bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ;
  • Người biết bố thí thì ai cũng thương mến;
  • Bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hãi;
  • Bố thí tiêu trừ lòng tham lam bỏn xẻn;
  • Người biết bố thí thì chư Thiên ủng hộ;
  • Bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đã đi qua;
  • Bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt;
  • Bố thí là hành động của những người hùng;
  • Bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh);
  • Bố thí giữ gìn công đức;
  • Bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn;
  • Bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp;
  • Bố thí là nhà ở của những người cao quý, là thú vui của những bậc Thánh và Vĩ nhân;
  • Bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo.

2, Bố thí như thế nào cho đúng cách:

Bằng cách bố thí với tâm trong sạch, không cầu phước báo của Trời người, không cầu sự sung sướng trong đời này và đời sau, chỉ cầu giải thoát của Niết Bàn, bố thí với tấm lòng cung kính hoặc từ bi.

Trong lúc chưa chứng được hoàn toàn quả Niết Bàn, ta vẫn tái sinh ở cảnh an vui của Trời, người (mặc dù không cố ý cầu), đó là do nghiệp báo tốt của sự bố thí trong sạch. Đức Phật có nói rằng: ‘Trên đời này có hai hạng người rất là hiếm có:

  • Một vị Tỳ Khưu đã hoàn toàn giải thoát trong số các tu sĩ lang thang
  • Một người biết bố thí trong sạch trong số các cư sĩ tại gia

Ngoài ra nếu ta bố thí trong những trường hợp sau đây thì phước báo sẽ tăng lên gấp bội:

Bố thí đúng lúc, có nghĩa là bố thí cho: những người đi xa, người từ xa mới đến, người bịnh, người trông coi kẻ bịnh, trong những mùa giá lạnh.

  • Bố thí luôn luôn mà không thấy mệt mỏi hay chán nản.
  • Bố thí tùy theo sở thích của người xin.
  • Bố thí những vật quí giá.
  • Bố thí cho những người làm việc cho Chùa, làm vườn, đào mương …
  • Bố thí cho chư Tăng.
  • Bố thí mà kính trọng người nhận.
  • Bố thí cho những người có đức hạnh.
  • Bố thí tất cả những gì mà mình có.

Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước đức quả báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây:

  • Người bố thí phải có tâm trong sạch.
  • Vật được thí phải chân chính.
  • Người nhận phải được kính trọng tối đa.

3, Bảy việc bố thí không tốn tiền mà vẫn đạt phước báo:

Có một câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa một vị Hòa thượng và một người dân thường như thế này:

Một ngày nọ, có một người đàn ông chạy đến trước mặt vị Hòa thượng. Anh ta vừa khóc vừa kể lể: “Thưa ngài, vì sao con làm việc gì cũng đều không thành công?”.

Vị Hòa thượng trả lời anh ta rằng: “Điều này là bởi vì ngươi không học được bố thí!” (Bố thí ở đây được hiểu là cho, quyên tặng, thực hành…)

Người đàn ông lại nói: “Nhưng con chỉ là một người nghèo đói thôi ạ!”

Hòa thượng nghe xong lại nói với anh ta rằng: “Cũng không phải là như vậy! Một người cho dù là không có tiền cũng vẫn có thể cho người khác 7 thứ:

1-Bố thí bằng vẻ mặt hay bố thí bằng nụ cười: Ngươi có thể cho người khác vẻ mặt tươi cười niềm nở

2-Bố thí lời nói: Ngươi có thể cho người khác những lời cổ vũ khích lệ, lời an ủi, lời khen ngợi, lời khiêm tốn và lời nói ấm áp

3-Bố thí bằng tấm lòng: Hãy mở rộng tấm lòng và đối xử chân thành với người khác.

4-Bố thí bằng ánh mắt: Hãy dùng ánh mắt thiện ý để nhìn người khác.

5-Bố thí bằng hành động: Dùng hành động để đi giúp đỡ người khác

6-Bố thí bằng chỗ ngồi: Khi đi xe hay thuyền, có thể đem chỗ ngồi của mình tặng cho người khác

7-Bố thì bằng nơi ở: Đem phòng ở trống không sử dụng cho người khác nghỉ ngơi”.

Cuối cùng, vị Hòa thượng lại nói: “Vô luận là ai, chỉ cần dưỡng thành 7 thói quen này thì phước đức sẽ đến với người đó “như hình với bóng!”.

IV, Hạnh bố thí Ba la mật? Bố Thí ba la mật là gì?

Bố thí Ba la mật là sự bố thí cùng tột mà người thực hành phải thật sự đạt được “tánh không” mới có thể thực hành được một cách đúng nghĩa và trọn vẹn công đức lành của việc thực tập bố thí Ba la mật.

1, Ví dụ về 3 trạng thái tâm của sự bố thí Ba la mật

Trạng thái tâm thứ nhất: Một đứa trẻ nhỏ có rất nhiều con búp bê đẹp. Người mẹ bảo con đem búp bê đó cho trẻ em nghèo hay làm từ thiện thì đứa trẻ này không chịu vì không hiểu được giá trị của sự cho đi hay bố thí là như thế nào? Đến khi người mẹ bảo đứa trẻ, nếu con cho đi những con búp bê này thì mẹ sẽ mua cho thật nhiều con búp bê xinh đẹp và đắt tiền hơn gấp bội lần thì lập tức đứa trẻ này liền đồng ý cho đi để nhận lại những con búp bê giá trị hơn.

Trạng thái tâm thứ hai: Đến khi đứa trẻ lớn hơn một chút, người mẹ bảo con mình hãy cho đi những con búp bê đó, với mục đích để mình và con mình được mọi người khen ngợi là người có tấm lòng lương thiện. Và những con búp bê đó được cho đi với mục đích nhận lại lời khen ngợi của mọi người.

Trạng thái tâm thứ ba: Đến khi đứa trẻ trưởng thành, không còn ham thích gì với những con búp bê nữa, đến khi người mẹ hỏi con mình, có thể đem những con búp bê này cho đi hay bố thí thì người con liền đồng ý và không muốn quan tâm là mẹ mình đem cho ai, chỗ nào và làm gì với những con búp bê nữa. Đặc biệt, là người con không còn bị ràng buộc và tham chấp với sự cho đi của vật sở hữu là những con búp bê.

2, Hạnh Bố thí Ba la mật là gì?

Hai trạng thái tâm đầu tiên là sự bố thí căn bản của đại đa số chúng ta. Vì thông thường, sự cho đi luôn cần sự nhận lại theo mọi cách. Nhận từ vật chất hay tinh thần, từ những suy nghĩ vi tế từ trong tâm. Đây là sự bố thí cao đẹp cũng đáng ca ngợi vì bản chất đẹp là sự bố thí và cho đi cái của mình đang có.

Trạng thái tâm thứ ba là phần nào biểu thị trạng thái tâm của sự bố thí Ba la mật. Vì sự cho đi không thấy có người cho, vật được cho và người nhận, đó gọi là bố thí Ba la mật. Đây là sự bố thí cùng tột mà người thực hành phải thật sự đạt được “tánh không” mới có thể thực hành được một cách đúng nghĩa và trọn vẹn công đức lành của việc thực tập bố thí Ba la mật.

3, Làm thế nào để đạt được bố thí Ba la mật?

Khi sự bố thí của bạn đã trở nên thuần thục và đến khi bạn không còn chấp vào sự nhận lại thì đó tức là bố thí Ba la mật. Cũng giống như ví dụ ở trên, khi đứa trẻ đã lớn thì tự nó sẽ không cần và không biết ai nhận và làm gì với vật mình.

4, Niệm thí:

Nếu chỉ thực hành hạnh Bố Thí không thôi thì cũng chưa tròn đủ. Trong Tăng Chi Bộ, Chương Năm Pháp, Ngài Xá Lợi Phất có dạy ông Cấp Cô Độc rằng cúng dường, bố thí tứ vật dụng, tuy tạo nhiều phước báu, nhưng cũng chưa đủ. Người cư sĩ còn phải gắng tu tập thiền định, để được hỷ lạc do tâm xả ly sinh ra. Lời khuyên nầy được Đức Phật đồng ý và khen ngợi.

Do đó, kinh điển nguyên thủy còn ghi lại việc thực hành pháp quán niệm về lòng Bố Thí, hay “Niệm Thí”, như là một trong 6 pháp tùy niệm cần phải tu tập. Trường Bộ, kinh 34, có ghi:

“Thế nào là sáu pháp cần phải tu tập? Đó là sáu tùy niệm xứ: Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, Giới tùy niệm, Thí tùy niệm, Thiên tùy niệm. Đó là sáu pháp cần phải tu tập.”

Và Đức Phật giải thích thêm cho ông Mahànàma về niệm Thí như sau (Tăng Chi Bộ, Chương Mười Một Pháp):

“Này Mahànàma, Ông hãy niệm Thí như sau: “Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta! Vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng, để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí”. Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Thí, tâm của vị ấy không bị tham ám ảnh, tâm không bị sân ám ảnh, tâm không bị si ám ảnh; trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Thí. Vị Thánh đệ tử, này Mahànàma, với tâm chánh trực, có được nghĩa tín thọ, có được pháp tín thọ, có được hân hoan liên hệ đến pháp. Khi có hân hoan, hỷ sanh; khi có hỷ, thân được khinh an; khi thân khinh an, cảm giác lạc thọ; khi có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, như vậy gọi là bậc Thánh đệ tử sống đạt được bình đẳng với chúng sanh không bình đẳng, sống đạt được vô sân với chúng sanh có sân, nhập được dòng lưu của Chánh Pháp, và tu tập tùy niệm Thí.”

Trong Tăng Chi Bộ, Chương Một Pháp, ngoài 6 đề mục quán niệm nêu trên, còn ghi thêm 4 đề mục khác là niệm Hơi thở, niệm Chết, niệm Thân, và niệm Tịch tịnh, như sau:

“Có một pháp, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật… niệm Pháp… niệm Tăng… niệm Giới… niệm Thí… niệm Thiên… niệm Hơi thở… niệm Chết… niệm Thân… niệm Tịch tịnh. Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

Xin giải thích tóm tắt:

1-Niệm Phật (buddhànussati) là niệm tưởng mười ân đức của Phật.

2-Niệm Pháp (dhammànussati) là niệm tưởng sáu ân đức của giáo pháp.

3-Niệm Tăng (sanghànussati) là niệm tưởng chín ân đức của Tăng chúng.

4-Niệm Giới (sìlànussati) là niệm tưởng giới thanh tịnh của mình.

5-Niệm Thí (càgànussati) là niệm tưởng hạnh bố thí xả tài của mình.

6-Niệm Thiên (devatànussati) là niệm tưởng các công hạnh tác thành chư thiên và xét lại công hạnh mình có.

7-Niệm Chết (maranàsati) là suy niệm sự chết đã, đang và sẽ đến với chúng sanh luôn cả ta, để làm cho tâm không dể duôi.

8-Niệm Thân hành (kàyagatàsati) là suy niệm thân này cho thấy rằng bất tịnh, uế trược, ổ bệnh tật, khả ố, thực tính thân này là như vậy, v.v. để từ bỏ sự luyến ái.

9-Niệm Hơi thở (ànàpànàsati) là niệm về hơi thở vô, hơi thở ra, để trừ sự phóng tâm.

10-Niệm Tịch tịnh (upasamànussati) là suy niệm trạng thái Niết-bàn, nơi không còn phiền não và đau khổ, một trạng thái vắng lặng tuyệt đối.

Để tu tập về pháp quán niệm lòng Bố Thí, có thể xem thêm các hướng dẫn chi tiết của ngài Luận sư Phật Âm trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, do Ni sư Trí Hải dịch Việt, ở Chương VII, đoạn viết về Niệm Thí.

Tóm lại, Bố Thí là một đức hạnh cao quý mà Đức Phật khuyên tất cả Phật tử chúng ta cần phải tu tập. Khi bố thí, chúng ta phải có chánh niệm và trí tuệ để nhận thức rõ ràng về vật bố thí, cách thức bố thí, đối tượng nhận bố thí, và tâm ý của chúng ta khi làm chuyện bố thí. Bố thí cần phải phát nguồn từ lòng tịnh tín nơi Tam Bảo và tròn đủ giới hạnh để đem lại sự an vui đến cho muôn loài. Cuối cùng, chúng ta cần phải hành thiền, trong đó, quán niệm về lòng Bố thí là một pháp môn quan trọng cần phải được tu tập.

Điêu Khắc Trần Gia xin mời quý Phật tử nghe bài giảng: bố thí Ba la mật – Thích Trí Siêu

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

 

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]