Sự tích Lục Tổ Huệ Năng – Tổ Sư sáng lập Thiền Đốn Ngộ Nam Tông

Đức Lục Tổ Huệ Năng được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng.

Lục Tổ Huệ Năng tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

I, Lục Tổ Huệ Năng là ai?

Đại sư Huệ Năng (Năng, zh. huìnéng/ hui-neng 慧能, ja. enō), 638-713, là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa.

Sư kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trở thành vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc. Ngài được tôn xưng là Lục Tổ Huệ Năng

Trước Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc.

Vì vậy mà có người cho rằng Đức Lục Tổ Huệ Năng mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây.

Đại Sư Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân.

Tuy nhiên Sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền Tông về sau.

Đức Lục Tổ Huệ Năng được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng.

Lục Tổ Huệ Năng tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền.

Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng.

II, Tiểu sử Lục Tổ Huệ Năng:

1, Xuất thân và tuổi thơ nhiều khốn khó:

Ngài Huệ Năng sanh giờ Tý ngày mồng 8 tháng 2 năm Mậu Tuất (638) tại Tân Châu, xứ Lãnh Nam.

Khi Ngài mới sanh, có hai nhà sư đến nhà đặt tên cho Ngài là Huệ Năng.

Thân phụ Ngài hỏi vì sao đặt là Huệ Năng? Nhà sư đáp: “Huệ nghĩa là đem Pháp làm ơn bố thí cho chúng sanh, Năng là nghĩa làm nỗi được việc Phật”.

Như vậy họ tên Ngài là Lư Huệ Năng. Thân phụ Ngài là Lư Hành Thao, nguyên quán ở đất Phạm Dương làm quan bị giáng chức, lưu ra xứ Lãnh Nam làm thường dân, mẹ Ngài họ Lý.

Cha mất sớm, mẹ già, thân côi cút dời qua xứ Nam Hải, cảnh đắng cay, nghèo thiếu phải bán củi ở chợ để nuôi mẹ.

Năm 24 tuổi (661) một hôm đem giao củi xong, nghe người ta tụng kinh Kim Cang, Ngài khai ngộ, hỏi người tụng kinh tu ở đâu, người ấy cho biết đã tu học với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, xứ Kỳ Châu.

Có một người khách cho 10 lạng bạc, bảo dùng tiền ấy xếp đặt việc ăn ở cho mẹ già, rồi tới huyện Hoàng Mai tham lễ Ngũ Tổ.

2, Đạo nghiệp và Sự tích truyền y bát nổi tiếng được sử sách ghi lại:

Trải qua hơn một tháng mới đến huyện Huỳnh Mai, trước mặt Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Ngài bày tỏ mong muốn duy nhất là cầu làm Phật.

Tuy nhiên, Lục Tổ Huệ Năng lại được Ngũ Tổ phân xuống bếp làm công quả. Ở đây, Lục Tổ chuyên tâm bổ củi, giã gạo.

Cối gạo to, chày đạp lớn; người lại gầy ốm, không đủ sức nặng cất được chày đạp, Ngài phải cột thêm đá vào lưng để đủ sức giã gạo.

Dù vậy nhưng Ngài vẫn miệt mài làm việc, chưa bao giờ trễ nải, lười biếng.

Khi Ngài Huệ Năng còn đang làm công quả tại Huỳnh Mai, một hôm Ngũ Tổ xuống nhà bếp, đi qua chỗ Ngài đang mang đá giã gạo, Ngũ Tổ bảo: “Ngươi vì đạo quên mình như thế ư? Ta biết ngươi căn tánh lanh lợi, nhưng ngại kẻ khác hại ngươi nên ta không nói chuyện với ngươi, ngươi có biết chăng?”.

Ngài thưa: “Con đã biết thế”.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn biết thời cơ truyền Pháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn chúng đệ tử trình bài kệ kinh nghiệm tu tập.

Trong số chúng bảy trăm người chỉ có Thượng tọa Thần

“Thân là cây Bồ Đề

Tâm như đài gương sáng

Luôn luôn siêng lau chùi

Chớ để bụi trần bám”.

Ngài Thần Tú viết xong bài kệ, ai cũng tấm tắc khen hay, cho rằng Ngài xứng đáng được truyền y bát.

Ngài Huệ Năng nghe bài kệ của Ngài Thần Tú cũng nhờ người viết giúp một bài kệ:

“Bồ Đề vốn không cây

Gương sáng cũng không đài

Xưa nay không một vật

Nào chỗ bám trần ai?”

Khi ấy, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đi qua, đọc được bài kệ của Ngài Huệ Năng, nhưng không muốn động chúng nên sai người xóa bài kệ đi.

Mấy hôm sau, trong đêm Ngũ Tổ xuống nhà bếp, đến chỗ Ngài Huệ Năng giã gạo hỏi: “Gạo trắng chưa?”.

Ngài đáp: “Gạo đã trắng mà chưa có sàng”.

Ngũ Tổ bèn cầm gậy gõ lên tay cối ba cái, rồi đi lên.

Canh ba đêm ấy Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền Pháp và trao y bát cho Huệ Năng.

Từ đó Huệ Năng trở thành vị Tổ thứ sáu thiền tông Trung Hoa.

Sau đó Ngài đưa Đức Lục Tổ Huệ Năng qua sông trở về phương Nam.

Trên thuyền Ngũ Tổ bảo: “Để ta độ con”.

Đáp lại Thầy, Lục Tổ Huệ Năng thưa: “Khi mê Thầy độ, khi ngộ con tự độ”.

Hiểu ý học trò, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để Đức Lục Tổ Huệ Năng chèo thuyền.

Khi đến bờ, Ngũ Tổ căn dặn: “Con không chỉ độ chính mình mà còn phải độ chúng sinh”.

Sau khi được truyền y bát, Lục Tổ Huệ Năng đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ Ngài Thần Tú.

Họ truy đuổi để giành lại y bát vì cho rằng Ngài không xứng đáng được trao y bát, tiếp nối dòng thiền.

Trên đường du hóa Ngài cũng trải qua vô số khó khăn, cản trở.

Điều đặc biệt của Lục Tổ Huệ Năng chính là ý chí tu hành tuyệt vời.

Từ lúc còn nhỏ cho đến thời gian ở Huỳnh Mai; sau là những năm tháng sống ẩn dật, có lúc gặp khó khăn phải xin gia nhập vào đoàn thợ săn.

Đến bữa ăn, Ngài hái rau luộc nhờ trong nồi thịt, rồi chỉ ăn rau, không ăn thịt.

Tu hành mặc dù không có chùa, không trong hình tướng của người xuất gia nhưng tâm Ngài vẫn luôn kiên cố, không một mảy may lay động.

3, Hoằng Pháp và Thị Tịch:

Suốt 15 năm sau, Lục Tổ Huệ Năng ở ẩn, và trong thời gian này vẫn là cư sĩ.

Sau đó, sư đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu.

Sau khi thọ giới cụ túc xong, Lục Tổ ở lại chùa Pháp Tính giảng về giáo pháp của Thiền Tông, chúng học giả tăng tục đến dự nghe pháp rất đông.

Sang năm, vào ngày 8 tháng 2, Sư nói với môn nhân: “Ta không định lưu tại đây mà muốn trở về nơi ẩn khi xưa”.

Ấn Tông cùng hơn ngàn người cả tăng lẫn tục làm lễ tiển đưa sư về chùa Bảo Lâm.

Quan Thứ sử Thiều Châu là Vi Cứ đã thỉnh Lục Tổ đến chùa Đại Phạn thuyết giảng pháp vi diệu và thọ giới vô tướng tâm địa.

Môn đồ là Pháp Hải Thiền sư đã chép lại thành sách tên gọi Đàn Kinh, truyền bá rộng rãi trong đời.

Sau đó, Lục Tổ Huệ Năng trở về Tào Khê, thuyết giảng Pháp môn Đốn Ngộ. Học giả thường không dưới ngàn người.

Sư giảng pháp hóa độ chúng sinh qua 40 năm, đến ngày 6 tháng 7 năm ấy, sư bảo đệ tử đến chùa Quốc Ân Tân Châu lập tháp Báo Ân.

Lúc ấy, mọi người buồn bã quyến luyến cầu xin sư ở lại.

Sư nói: ” Chư Phật ra đời vẫn phải thị hiện vào Niết-bàn. Có đến ắt có đi, lẽ thường là vậy. Hình hài này của ta tất cũng phải có chỗ quay về”.

Chúng nói: “Sư ra đi, xin mau mau trở lại”.

Sư đáp: “Lá rụng về cội, ngày trở lại không nói được”.

Chúng lại hỏi: “Pháp nhãn của thầy, truyền lại cho người nào?”

Sư nói: “Có đạo thì được, vô tâm thì thông”.

Chúng hỏi: “Sau này có nạn gì không?” Sư nói: “Sau khi ta tịch diệt năm sáu năm, sẽ có người đến lấy đầu ta!”.

Rồi nói: khi ta tịch diệt 70 năm sẽ có hai Bồ-tát từ phương Đông tới, một tại gia, một xuất gia.

Cả hai cùng dựng lập pháp ta, làm hưng thạnh tông phái ta! (tức là Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất và cư sĩ Bàng Long Uẩn sau này)

Ngày mùng 3 tháng 8 năm ấy, sư đến chùa Quốc Ân ở Tân Châu, tắm rửa xong vào ngồi xếp bằng an nhiên thị tịch.

Ngày 13 tháng 11, mọi người cùng đưa sư đến nhập tháp tại nơi này, thọ 76 tuổi.

Vua Đường Hiến Tông thụy tặng sư là Đại Giám Thiền Sư. Tháp hiệu Nguyên Hòa Linh Chiếu.

4, Đền thờ Lục Tổ Huệ Năng: tại Chùa Nam Hoa – Tào Khê

Chùa Nam Hoa tọa lạc tại thị trấn Tào Khê (漕溪), huyện Khúc Giang (曲江), cách thành phố Thiều Quang (韶关市) 25km về phía Đông nam, thuộc tỉnh Quảng Đông.

Ngôi chùa này vốn do một Tăng sĩ người Ấn Độ tên là Trí Nhạc Tam Tạng (智樂三藏; chưa tìm được tên gốc tiếng Ấn Độ) thành lập vào năm Thiên Giám nguyên niên (502) đời vua Lương Vũ Đế dưới thời Bắc-Nam triều.

Ngôi chùa ban đầu được đặt tên là Bảo Lâm (寶林寺), và vào thời Lục tổ Huệ Năng tên gọi này vẫn được sử dụng.

Tên gọi Nam Hoa chính thức được sử dụng vào năm 968 dưới triều hoàng đế Tống Thái Tông.

Điện Thờ Lục Tổ Huệ Năng được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490).

Lần trùng tu quy mô nhất được thực hiện vào năm 1934 dưới sự chỉ đạo của Hòa thượng Hư Vân (虛雲) – cũng là một vị cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc.

Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng, cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền.

5, Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam?

Việc khai quật quần thể hang động Mạc Cao – Đôn Hoàng, nằm ở phía đông nam huyện Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc đã thu được nhiều sách vở, nhiều đồ vật mới thấy lần đầu ở Trung Quốc như tiền kẽm Ba Tư, đồ đồng, đồ gốm, các vật chế từ cỏ tranh, những sách cổ đã thất truyền, đặc biệt là thu được nhiều kinh sách Phật.

Trong các kinh sách này có cuốn Pháp Bảo Đàn kinh, được viết khoảng từ năm 830 đến 860.

Bản kinh này được xem là cổ nhất so với các bản có trước đó như bản Huệ Hân chép năm 967, bản Tào Khê Nguyên Bản của Khế Tung năm 1054-1056, bản của Tông Bảo năm 1291…

Đọc Pháp Bảo Đàn kinh, lai lịch của Tổ Huệ Năng (638-713) hiện lên khá rõ: “…Nghiêm phụ của Huệ Năng quê gốc ở Phạm Dương, bị cách chức đày đến Lĩnh Nam, làm thường dân ở Tân Châu. Thân này bất hạnh, cha lại mất sớm, mẹ gìa đơn chiếc dời đến Nam Hải, gian khó đắng cay, thường ra chợ bán củi…”

Địa danh “Phạm Dương” ghi trong kinh có thể là ở tỉnh Hà Bắc của nước ta, hiện nay được tách thành 2 tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh.

Riêng tên đất “Lĩnh Nam”, “Nam Hải” thì rất quen thuộc trong sử sách Việt Nam : Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên có nói đến đất Lĩnh Nam, Nam Hải khi viết về việc Trưng Trắc khởi nghĩa như sau:

“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên khổ vì Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua, mới xưng là họ Trưng.”

Phần viết về Triệu Đà của Việt Sử Tiêu Án cũng xác định đất Lĩnh Nam chính là vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.

Sách này cũng xác định đất này là của ta từ đời vua Hùng mà sau bị Tô Định cai quản trong thời Bắc thuộc, về sau Trưng Trắc đã khởi nghĩa giành lại rồi các đời vua sau lại không giữ được, cương thổ phải lui dần về phương nam.

Vậy là quê hương của Lục Tổ chính là ở miền Bắc nước ta thời đó. Huệ Năng là người nước Nam. Đoạn đối thoại sau đây trong Pháp Bảo Đàn kinh chứng rõ thêm điều này:

“…Huệ Năng sắp xếp cho mẹ mọi việc rồi từ biệt. Không quá 30 ngày đã đến được Hoàng Mai vào bái Ngũ Tổ. Ngũ Tổ hỏi: ngươi là người ở xứ nào? Muốn cầu việc chi? Huệ Năng đáp: Đệ tử là dân ở xứ Tân Châu, Lĩnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu được làm Phật, không cầu việc chi khác. Ngũ Tổ nói: Ngươi là người Lĩnh Nam, ấy là dân mọi rợ sao có thể làm Phật được? Huệ Năng thưa: Người có chia ra nam bắc nhưng tính Phật vốn không có nam bắc. Tấm thân mọi rợ này với thân Hòa-thượng tuy có khác, nhưng tính Phật có chi khác biệt?”

Ngũ Tổ có ý muốn nói thêm nhưng lại thấy học trò đông đúc ở hai bên bèn bảo ngài hãy lui ra, theo mọi người mà làm việc…

III, Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ Huệ Năng:

1, Xuất sứ Kinh Lục Tổ Huệ Năng

Kinh Pháp Bảo Đàn nói đủ là Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh, gọi tắt là Đàn Kinh, do Lục Tổ Huệ Năng thuyết giảng, đệ tử là Ngài Pháp Hải tập hợp và ghi lại thành sách.

Theo thông thường, bài giảng của các vị Tổ được ghi lại gọi là “luận giảng” chứ không gọi là “kinh”, “kinh” là chỉ những lời dạy của đức Phật do đệ tử ghi lại.

Đây là trân trọng đặc biệt đối với Pháp Bảo Đàn. Lục Tổ nói pháp lời lẽ rất giản dị nhưng ý nghĩa lại sâu xa.

Lâu nay chúng ta thường học thường đọc bản phổ thông của kinh Pháp Bảo Đàn, hôm nay học ngay bản Tào Khê Nguyên Bản.

Do Lục Tổ Huệ Năng sống vào thời Đường, từ đó truyền đến nay trải qua thời gian lâu xa nên có rất nhiều bản, mỗi bản đều có tu chỉnh, sai biệt với nhau.

Theo các vị sưu tầm thì Đàn Kinh có trên 10 bản:

  • Bản Đôn Hoàng: là bản chép tay, được phát hiện ở động Đôn Hoàng, bản này là xưa nhất nhưng ngắn gọn và không có chia các phẩm mục.
  • Bản Huệ Hân (năm 967)
  • Bản Thiều Hồi (năm 1013)
  • Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh Tào Khê Nguyên Bản, gọi tắt là Tào Khê Nguyên Bản
  • Bản Tồn Trung (năm 1116)
  • Bản Bắc Tống (năm 1153)
  • Bản Đại Thừa Tự và Bản Hưng Thánh Tự ở Nhật Bản
  • Bản Đức Dị (năm 1290)
  • Bản Tông Bảo (năm 1291).
  • Bản Minh Nam Tạng

2, Nội Dung chính:

Pháp Bảo Đàn Kinh bản Đôn Hoàng chỉ chia thành 57 đoạn. Bản Tông Bảo mà lâu nay mọi người thường đọc thì nhiều gần gấp đôi bản Đôn Hoàng, và có chia làm 10 phẩm:

  • Phẩm 01: Hành Do
  • Phẩm 02: Bát Nhã
  • Phẩm 03: Nghi Vấn
  • Phẩm 04: Định Huệ
  • Phẩm 05: Tọa Thiền
  • Phẩm 06: Sám Hối
  • Phẩm 07: Cơ Duyên
  • Phẩm 08: Đốn Tiệm
  • Phẩm 09: Tuyên Chiếu
  • Phẩm 10: Phó Chúc.

Tào Khê Nguyên Bản thì khác tên phẩm, nhưng cũng chia thành 10 phẩm:

  • Phẩm 01: Ngộ Pháp Truyền Y
  • Phẩm 02: Thích Công Đức Tịnh Độ (giải thích về công đức Tịnh Độ)
  • Phẩm 03: Định Huệ Nhất Thể
  • Phẩm 04: Giáo Thọ Tọa Thiền (truyền dạy về tọa thiền)
  • Phẩm 05: Truyền Hương Sám Hối
  • Phẩm 06: Tham Thỉnh Cơ Duyên
  • Phẩm 07: Nam Đốn Bắc Tiệm
  • Phẩm 08: Đường Triều Trưng Chiếu
  • Phẩm 09: Pháp Môn Đối Thị
  • Phẩm 10: Phó Chúc Lưu Thông

Kinh Pháp Bảo Đàn là bộ kinh rất quan trọng trong Thiền Tông. Giai đoạn đầu, khi truyền pháp phải truyền thêm bộ Đàn Kinh mới gọi là chính truyền. Trong từ điển Phật Quang nhận xét: “Thiền Tông đời Đường chẳng những đổi mới về Phật học mà còn khơi nguồn cho lý học đời Tống. Đức Lục Tổ là nhân vật then chốt trong cuộc chuyển biến lớn lao này. Vì thế Pháp Bảo Đàn Kinh là một tác phẩm vĩ đại chuyển xoay toàn bộ tư tưởng truyền thống”.

Pháp Bảo Đàn Kinh – Lục Tổ Huệ Năng Mp3

IV, Những bài kệ Lục Tổ Huệ Năng:

1, Kệ Kiến Tánh

Nhờ nhờ 4 câu kệ của Lục Tổ Huệ Năng mà Sư được Ngũ Tổ truyền y bát cho làm Lục Tổ.

Theo Lục Tổ Huệ Năng, người học Tọa Thiền trước tiên phải thấy gốc tánh thanh tịnh, không bàn chuyện thị phi. Ngài còn chỉ rõ tập trụ tâm quán tịnh ngồi mãi không nằm để mong cầu đạo giác ngộ là sai lầm…

Bồ đề bổn vô thọ,

Minh cảnh diệc phi đài,

Bổn lai vô nhất vật,

Hà xứ nhá trần ai?

Bản dịch của Tô Quế:

Bồ đề đâu phải thọ,

Minh cảnh có chi đài,

Xưa nay không một vật,

Nào chỗ vướng trần ai?

2, Kệ Vô Tướng

Lục Tổ còn dạy muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng, chẳng cần ở chùa. Người tu tại gia cũng có thể theo lời dạy của Lục Tổ dùng tánh mình mà độ lấy mình. Sau đây là kệ Vô Tướng ngài làm để đại chúng y theo đó mà tu tại gia trong Phẩm Quyết Nghi (Phẩm thứ ba) của Kinh Pháp Bảo Đàn theo dịch giả Tô Quế:

Lòng thẳng lo chi giữ giới,

Nết ngay nào dụng tu thiền.

Ơn kia khá nuôi cha mẹ,

Nghĩa ấy hãy thương dưới trên

Nhường thì lớn nhỏ hoà thuận,

Nhịn lại các dữ dẹp yên.

Bằng biết cưa cây lấy lửa,

Bùn lầy mà trổ bông sen.

Đắng miệng mới là lương dược,

Trái tai hẳn thiệt trung nghiên.

Chừa lỗi sanh ra trí huệ,

Che chở lòng dạ đâu hiền.

Hằng ngày mở lòng rộng lượng,

Nên đạo đâu phải thí tiền.

Bồ đề tự lòng tìm thấy,

Nhọc chi ngoài tánh cầu huyền.

Nghe giảng tu hành theo đó,

Thiên đường mắt thấy hiện tiền.

Đây là chủ trương tu tâm dưỡng tánh để giác ngộ chứ không mê tín không cuồng tín. Hồi quang nội chiếu để phá những vọng căn vọng trần thì thấy chỗ mật nhiệm ấy là Niết Bàn diệu tâm.

3, Kệ Thị Tịch

Tiếp theo đây xin bàn tới bài kệ thị tịch Lục Tổ làm khi về thăm chùa Quốc Ân ở Tân Châu là quê hương của ngài trước khi viên tịch ở đó

Ngột ngột bất tu thiện

Đằng đằng bất tạo ác

Tịch tịch đoạn kiến văn

Đảng đảng tâm vô trước

Có thể dịch “bất tu thiện” là “không chấp thiện” theo tinh thần phá chấp ở phẩm “Trang Nghiêm Tịnh Độ” trong kinh Kim Cang. Tôi tham khảo Từ Điển Thiều Chửu và xin tạm dịch lại bài kệ này như sau:

Kệ Thị Tịch

Ngơ ngơ không chấp thiện

Lâng lâng không tạo ác

Lặng lặng xả thấy nghe

Thênh thênh chẳng bận lòng.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA

[elementor-template id=”9976″]

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:


* Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


* Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát


* Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát.


* Tượng Phật Văn Thù Sư Lợi – Phổ Hiền Bồ Tát .


* Tượng Phật A Di Đà.


* Tượng Đạt Ma Sư Tổ.


* Tượng Phật Di Lặc Bồ Tát.


* Tượng Tiêu Diện Đại Sĩ – Vi Đà Hộ Pháp.

Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website : dieukhactrangia.com

Hotline : 0931.47.07.26

​Email : [email protected]