Phật Giáo Mật Tông là một tông phái Phật Giáo lớn trên thế giới. Đặc biệt Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng rất phát triển và trở thành tôn giáo chính của quốc gia này. Tuy nhiên, có nhiều đặc thù riêng biệt của Phật Giáo Mật Tông khiến trường phái này vẫn còn rất nhiều xa lạ với quý Phật tử và mọi người. Qua bài viết này, Điêu Khắc Trần Gia xin được cùng quý độc giả tìm hiểu về Mật Tông Phật Giáo, sự phận biệt Mật Tông và Thiền Tông, Mật Tông Kim Cang Thừa…
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Contents
- 1 I, Mật tông?
- 2 II, Sự truyền thừa Mật Tông
- 3 III, Tu mật tông:
- 4 IV, Thỉnh, thờ tượng Phật Mật Tông:
- 5 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
I, Mật tông?
1, Mật tông là gì? Mật Tông có phải là Phật giáo không?
Mật Tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ.
Mật Tông Phật Giáo lại chia thành hai phái: Mật Tông Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Mật Tông Kim cương thừa (Vajrayàna) hay Mật Tông Kim Cang Thừa.
Sự phát triển của Phật Giáo Mật Tông gắn với các luận sư nổi tiếng như:
- Subha Karasimha – Thiên Vô Úy (637-735),
- Vajra Bodhi – Kim Cương Trí (671-741),
- Amoghavajra – Bất Không Kim Cương (705-774),
- Padmasambhava – Liên Hoa Sinh (cuối thế kỷ thứ VIII),
- Dipankarasrijanàna (Atisa, cuối thế kỷ thứ XI).
Padmasambhava – Liên Hoa Sinh và Dipankarasrijanàna là những người có công đưa Mật Tông vào Tây Tạng và trở thành tôn giáo chính ở đây. Họ được xem là các vị tổ của Mật Tông Tây Tạng.
2, Nguồn gốc Phật Giáo Mật Tông:
Tư tưởng Mật giáo có từ thời Phật giáo Nguyên thủy, thể hiện qua các câu thần chú trong các bộ luật và trong Kinh Khổng Tước.
Nửa sau thế kỷ thứ 7 CN, Ấn Độ giáo đã len lỏi trong các hệ thống học thuyết, kể cả giáo lý Phật giáo mà phục hưng trở lại, từ đó tạo ra sự cạnh tranh mãnh liệt đối với Phật giáo đương thời.
Lúc bấy giờ, Phật giáo Đại thừa chỉ giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, lý luận học vấn, các phạm trù triết học biện luận….
Do vậy, đã tự tách mình ra khỏi phần đông quần chúng trong khi những hiện tượng siêu hình, thần bí có ở khắp nơi trên đất Ấn.
Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa nhanh chóng và tích cực tiếp cận với Ấn độ giáo và Bà-la-môn giáo.
Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng khá kịch liệt, có lúc cật lực phê phán những quan niệm nghi chấp về tế tự cầu phúc trừ họa và mật chú.
Tuy nhiên vẫn xúc tiến việc hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Phật Giáo Mật Tông đã hình thành nên một hệ thống tương đối độc lập trong Phật giáo Đại Thừa.
3, Vậy Phật giáo Mật Tông thờ ai?
Trong trường phái Mật Tông thường có hình ảnh Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai bao gồm:
- Đại Nhật Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Vairochana)
- A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya), hay Phật Dược Sư Mật Tông.
- Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
- A Di Đà Như Lai (Amitabha) hay Phật A Di Đà Mật Tông
- Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
Ngoài ra Mật Tông còn thờ Các vị Bồ Tát Trong Mật Tông như:
- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát,
- Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát,
- Đức Phổ Hiền Bồ Tát,
- Đức Địa Tạng Bồ Tát,
- Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay,
- Đạo Sư Liên Hoa Sanh,
- Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara….
Bát Đại Hộ Pháp Mật Tông Tây Tạng:
- Yama: (Dạ Ma) Thần chết
- Mahakala: Đại Hắc Thiên
- Yamantaka (Hàng Phục Dạ Ma)
- Kubera (Vaisravana, Jambhala, Tài Bảo Thiên Vương)
- Hayagriva : Mã Đầu Minh Vương
- Palden Lhamo : Vị nữ thần
- Tshangs Pa or ‘White Brahma’ (Phạm Thiên Trắng)
- Begtse: Thần Chiến Tranh
4, Thần chú và Pháp Khí trong mật tông:
a, Mật tông thần chú:
Thần Chú tiếng Phạn gọi là Dhàrani ( Đà ra ni, Đà la ni ), tiếng Hán dịch là Tổng Trì, tiếng Anh gọi là Mantra.Vì bao gồm vô lượng pháp, nên gọi là “Tổng”. Vì giữ chứa vô lượng nghĩa, nên gọi là “Trì”.
Thần Chú mang ý nghĩa bao trùm (tổng) tất cả Pháp, gìn giữ (trì) tư tưởng cao thượng từ vô lượng diệu nghĩa của nội tâm.
Câu “Thần Chú” là cả một “Tâm Ý” của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sinh.
Ý nghĩa của Thần Chú thì cực kỳ bí mật, không ai hiểu được, ngoại trừ bổn tôn (vị chủ) của Thần Chú đó và chư Phật mới biết được mà thôi.
b, Mật Tông là tà đạo hay chánh đạo?
Thần Chú của Phật khác với của Tà đạo. Chú của Phật có công năng phá tà lập chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phá được vọng tưởng tà quấy, phát sanh trí huệ, tăng trưởng phước đức căn lành, ngăn trừ tội lỗi, cứu mình độ người thoát khỏi ma nạn, nhất là cứu độ cho vong linh được siêu thoát một cách tuyệt diệu và hy hữu, đưa người từ cõi Phàm đến cõi Thánh nhanh chóng, gần gũi cùng cảm ứng đạo giao với Phật, Bồ Tát, Thánh Thần và thành tựu được đạo quả.
Còn Thần Chú của Tà đạo chỉ làm hại người, hại vật, gieo tai họa cho người, chết phải đọa vào 3 ác đạo.
Thần Chú tuy không có thể giải nghĩa ra được, nhưng nếu chí tâm, thành kính thọ trì, thì sẽ được công hiệu kỳ diệu khó thể nghĩ bàn. Cũng giống như người uống nước, cảm giác ấm hay lạnh thì chỉ người đó tự biết – còn người khác thì không cách chi biết được, cũng không hiểu hoặc không tin được.
Phần công hiệu của việc trì Chú cũng vậy, chỉ riêng người chuyên trì Chú mới biết rõ nó hiệu nghiệm như thế nào mà thôi !
Thường thì một câu Thần Chú hay thâu gồm hết một bộ Kinh.
Vậy cũng đủ hiểu hiệu lực, công đức của câu Thần Chú mà Phật nói ra không thể nghĩ bàn
c, Một số ấn phẩm sách Mật Tông Phật Giáo Tây Tạng:
- Sách Mật Tông Tây Tạng
- Mật Tông Nhập Môn
- Bộ Mật Tông – Thích Viên Đức
- Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược (Mật Tông Tinh Hoa Yếu Lược)
- Mật Tông Tâm Pháp Chuẩn Đề Đà La Ni
- Sách Bộ Mật Tông
d, Pháp khí của Mật Tông Tây Tạng:
- Chuông chày kim cang – Vòng đeo chày kim cang
- Dao phurba (kilaya) – Dao Kim Cang Phổ Ba
- Cờ tây tạng
- Vật khí dùng cúng dường mandala
- Kèn ốc loa
- Luân mạn đà la kalachakra
- Rìu kim cương
- Khăn khata
- Tranh thang – kar (thangka)
- Bánh xe mani (kinh luân)
II, Sự truyền thừa Mật Tông
Theo Mật giáo, sự truyền thừa bắt đầu từ Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim Cương Bồ tát. Ông viết 2 quyển kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh đem lưu lại trong một ngôi tháp.
Long Thụ mở tháp tiếp nhận 2 quyển kinh này và được Kim Cương Bồ tát chỉ dạy.
Sau đó, Long Thụ truyền cho Long Trí, một cao tăng tại viện Đại học Nalanda.
Ngài Long Trí sau khi thụ pháp với ngài Long Thụ, đã truyền pháp và giáo hóa các nước miền Nam Thiên Trúc và Tích Lan (Sri Lanka).
Mật giáo sau đó đã sớm được phổ biến về hướng Bắc để sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản và về hướng Nam để qua mấy xứ Tích Lan, Miến Điện (Myanmar), Nam Dương (Indonesia), Campuchia, Lào… hình thành hai nhánh Mật Giáo chính: Mật tông Nam Tông và Mật tông Bắc Tông
1, Phật Giáo Mật tông Trung Quốc
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7 và thịnh hành vào thế kỷ 8 với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương
Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà.
Cả ba ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp.
Thiện Vô Uý, được coi là tổ sư của Mật tông Trung Hoa và là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán.
Hai dòng Mật tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa truyền đến đại sư Nhất Hạnh – đệ tử của Thiện Vô Úy – thì nhập lại làm một ở Trung Quốc.
Mật tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
2, Phật Giáo Mật Tông Nhật Bản:
Tại Nhật Bản, dòng Chân Ngôn thừa của Mật Tông đã du nhập vào quốc gia này từ thế kỉ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9.
Hai người có công truyền giáo và hoằng pháp đó chính là Đại Sư hay Tối Trừng (767-823) là sơ tổ của Thai Mật và Đại Sư Không Hải, người đã từng sang Trung Quốc tầm sư học đạọ và là đệ tử của Đại sư Huệ Quả. Sau khi về nước ông lập ra trường phái Chân ngôn tông. Tông phái này rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của Phật giáo Nhật Bản
Trong Mật Tông, các yếu tố quan trọng bao gồm phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn và sử dụng Mạn Đồ La (là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ) cũng như các lần quán đỉnh (là một nghi thức tôn giáo trong các buổi lễ long trọng).
Mật Tông là giáo pháp chủ yếu được các sư phụ truyền lại cho các học trò bằng lời nói, do đó không được truyền bá một cách rộng rãi. Tuy nhiên sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của Chân Ngôn nên Mật Tông dần không được Phát triển và chỉ được truyền thụ cho những người có duyên với Pháp môm này.
3, Phật Giáo Mật Tông Việt Nam
Mật Tông cũng được truyền bá vào Việt Nam từ khá sớm. Trong cuốn Thiền uyển tập anh, vào thế kỷ thứ VI, vị sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (người Ấn Độ) đã đến Việt Nam và dịch kinh Đại Thừa phương quảng tổng trì tại chùa Pháp Vân. Đây là một bộ kinh của Mật Giáo và liên quan nhiều đến Thiền. Thời Đinh, Tiền Lê, Mật Tông đã khá thịnh hành tại Việt Nam. Những trụ đá được phát hiện tại Hoa Lư, Ninh Bình vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước chính là minh chứng cho điều đó.
Dĩ nhiên Mật Tông được du nhập vào Việt Nam không chỉ bởi ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi, mà còn từ Phật giáo Chiêm Thành, những Tăng sĩ ngoại quốc và những vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ
Mật tông lưu truyền vào Huế từ thập niên 60, Hội Phật Học Nam Việt có thỉnh chư Tăng từ Huế vào chùa Xá Lợi làm lễ Trai Đàn Cứu Tế, những vị Tăng này đã hành lễ theo nghi thức Mật Tông của người Trung Hoa.
Thích Viên Đức có dịch một Bộ Mật Tông gồm những sách: Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm yếu, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích, Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni.
4, Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng
Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét.
Lúc đó, vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó,người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ.
Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita.
Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.
Mật Tông Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:
- Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mã phái) do Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) sáng lập vào năm 749. Ngài là giáo sư danh tiếng ở viện đại học Nalanda Phật giáo.
- Phái Mật Tông Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái)
- Phái Mật Tông Sakya (Tát-ca phái)
- Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách-lỗ phái) do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó,Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tiến tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Cuộc cải cách tôn giáo của ngài có hiệu quả vững bền. Về sau, phái của Sư đổi tên là Lạt-ma-giáo và trở thành người đứng đầu nhà nước Tây Tạng do Đức Đạt-lai Lạt-ma nắm giữ quyền cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.
Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt-ma có tên tuổi.
Phật Giáo Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra).
Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
III, Tu mật tông:
1, Muốn tu Mật Tông thì cần có những điều kiện gì?
Cửa Phật rộng mở không ngăn chê ai nên không cần điều kiện. Chỉ cần người tu thực lòng muốn “cứu độ chúng sanh” là tu được thôi. Nếu ta đã sẵn đức tin và có lòng từ thì ta tu đâu có gì trở ngại.
2, Nghi thức tu Mật Tông:
Cách một: Hành giả Mật tông cao cấp, có đẳng cấp cần có am riêng, khổ hạnh thanh bần lạc đạo, ở chốn a luyện nhã, rừng thiêng, hang, điện, rừng núi hoang vu, tu luyện theo thời khóa ngắn ngày dài ngày. Thời gian từ 1 tuần lễ đến 3 năm nhập thất (như hành giả Milarepa)
Cách hai: Chư Hành giả khổ hạnh, phân thời khóa biểu, đăng đạo tràng tụng thần chú Đại bi, Thần chú Vãng Sanh, Thần chú Chuẩn đề Phật Mẫu, mỗi thời khóa 108 Thần chú Đại bi, 1080 Thần chú Vãng Sanh, Thần chú Chuẩn Đề, có sử dụng chuông mõ trường canh cho dễ tụng niệm.
Cách ba (Tu Mật Tông Tại Gia): Hành giả cũng khổ hạnh, phân thời khóa biểu, nhưng vận dụng liêu phòng cao ráo sạch sẽ, ít để vật chất, những vật dụng không cần thiết, dành không gian trống để có thể niệm thầm không bị chi phối bởi không gian chật hẹp do đồ đạt quá nhiều. Nếu là Phật tử phải có phòng riêng, không còn sinh họat gia đình, thật thanh khiết quyết tâm tu hành cũng lắm hiệu quả.
IV, Thỉnh, thờ tượng Phật Mật Tông:
Mỗi một pháp môn đều có những kinh điển khác nhau, phù hợp với pháp môn đó. Trong các pháp môn đó, có giới thiệu các vị Thầy để chúng sinh nương tựa vào học tập.
Mật Tông có các vị Thầy để nương theo, ví dụ như Liên Hoa Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát Mật Tông, Phật Dược Sư Mật Tông, cũng có Phật A Di Đà Mật Tông.
Sự khác nhau của các Pháp môn còn ở phương pháp tu tập và dụng công để đạt được tâm thanh tịnh giải thoát.
Việc thỉnh tượng Mật Tông về thờ chính là để nương theo mỗi một vị Thầy đó mà học tập.
Tuỳ theo giai đoạn tu học, phương pháp hành trì mà người tu hành lựa chọn các vị Thầy khác nhau để học tập.
Mật Tông phổ biến nhiều ở khu vực Tây Tạng nên các hình tượng Phật Mật Tông, các hình tượng Bồ Tát Mật Tông thường mang đặc trưng của khu vực Tây Tạng.
Vì Phật Bồ Tát khi ứng hoá phổ độ chúng sanh thì tuỳ theo căn tính và văn hoá, tập tục từng khu vực nên cách ứng hoá cũng khác, hình tướng cũng khác.
Cho nên, chúng ta khi nhìn thấy tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong Mật Tông cũng có điểm khác nhiều so với hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thường thấy ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là Quán Thế Âm Bồ Tát mà thôi.
Trên thị trường hiện nay, Tượng Phật Mật Tông được bày bán ở nhiều nơi: đó là các cửa hàng Phật Giáo Mật Tông, các nhà sách Phật Giáo Mật Tông…Tại đây gần như có bán Tượng Phật Mật Tông, bàn thờ Mật Tông, hình ảnh Mật Tông và có bán pháp khí Mật Tông…
Quý Phật Tử có nhu cầu cũng có thể đặt mua tượng Phật Giáo Mật Tông tại các cở sở điêu khắc tượng Phật uy tín để có một tôn tượng như ý.
Về chất liệu thì cũng như các Tôn tượng khác, tượng Phật Mật Tông cũng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau:
- Tượng Phật Mật Tông bằng đồng
- Tượng Phật Tây Tạng Mật Tông bằng gỗ
- Tượng Phật Mật Tông bằng gốm sứ
- Tượng Phật Mật Tông Mật Tông bằng đá
- Tượng Phật Mật Tông bằng composite
- Tượng Phật Mật Tông bằng composite
Cơ sở điêu khắc Trần Gia tự hào cơ sở điêu khắc tượng Phật đẹp nhất tại Việt Nam, với đội ngũ nhân sự tài năng và niềm đam mê điêu khắc Phật giáo bất tận, đã phát hành ra thị trường rất nhiều mẫu tượng Phật đẹp, trang nghiêm, nhận được sự đánh giá cao và hoan hỷ của quý Sư, thầy, cô, Phật tử trong và ngoài nước.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]