Tụng kinh Niệm Phật hàng ngày! Có lẽ việc Tụng Kinh Niệm Phật dường như quá đỗi quen thuộc với mỗi Phật Tử. Niệm Phật là phương pháp tu rất dễ, chỉ cần niệm hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng nếu chúng ta thực hành và đi sâu vào pháp môn này thì sẽ nhận ra trong cái dễ có cái khó.
Hiện nay, Niệm Phật đã và đang phổ biến đối với những ai đang trên bước đường tu học Phật. Tuy nhiên, cần hiểu rõ và có sự nhìn nhận sâu sắc hơn về niệm Phật, cũng như khái niệm và mục đích của niệm Phật để có thể vận dụng việc hành trì niệm Phật để đem lại sự an lạc cho tự thân.
Vậy Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày như thế nào? Tu Niệm Phật như thế nào là đúng? Niệm Phật như thế nào để có được công đức? Nên Niệm Phật khi nào và ở đâu?….
Hôm nay, Điêu Khắc Trần Gia sẽ cũng quý Phật Tử tìm về về Phương Pháp tu Niệm Phật
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Contents
I, Niệm Phật:
1, Niệm Phật là gì?
“Niệm” có nghĩa là nhớ, suy nghĩ, “Phật” có nghĩa là giác ngộ. Như vậy, niệm Phật tức là chúng ta luôn luôn nhớ, nghĩ đến Phật hay nói rộng hơn là chúng ta luôn sống trong tỉnh thức và có chánh niệm trong mọi hành động.
Khi tâm ta bị chi phối bởi những tạp niệm thì ta sẽ dùng tiếng niệm Phật để lấn áp đi những dòng suy nghĩ tạp niệm ở trong lòng và có thể đặt tâm mình vào trong xâu chuỗi mà khi ta đang hành trì.
Lúc này, tiếng niệm Phật sẽ dần dần đi vào nội tâm ta và bản thân mình cần phải xóa bỏ đi những uế trược, phiền não trong lòng, từ đó ta có thể gạn lọc và chuyển đổi tâm của ta từ cái ác trở thành thiện, từ tạp niệm chi phối đưa đến sự thanh tịnh và giống với cảnh giới của chư Phật.
2, Lợi ích của việc Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày:
Nghe Niệm Phật có tác dụng lợi ích gì?
Niệm Phật có ý nghĩa gì?
10 lợi ích của việc Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày:
1 – Ngày đêm thường được hết thảy chư thiên, đại lực thần tướng ẩn hình thủ hộ.
2 – Thường được hai mươi lăm vị Bồ Tát như Quán Thế Âm v.v… thủ hộ.
3 – Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, A Di Ðà Phật thường phóng quang minh nhiếp thọ người ấy.
4 – Hết thảy ác quỷ, dạ xoa, la sát đều chẳng hại được; rắn độc, thuốc độc thảy đều chẳng làm hại nổi.
5 – Đều chẳng mắc nạn nước, lửa, oán tặc, đao, tên, gông cùm, tù ngục, chết ngang.
6 – Những tội trước kia trót tạo đều sẽ tiêu diệt; mạng trót giết oan đều được giải thoát, chẳng còn đối chấp.
7 – Đêm mộng điều tốt lành, thấy hình sắc tượng thắng diệu của Phật A Di Ðà.
8 – Tâm thường hoan hỉ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung mãn, việc làm tốt lành.
9 – Thường được hết thảy thế gian, nhân dân cung kính, lễ bái giống như kính Phật.
10 – Lúc mạng chung, tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, A Di Ðà Phật và các thánh chúng cầm đài kim cang tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc thế giới hưởng sự vui mầu nhiệm thù thắng đến cùng tột đời vị lai”.
3, Niệm “ Nam Mô A Di Đà Phật”
Vì sao chúng ta lại niệm Nam Mô A Di Đà Phật?
Niệm Nam Mô A Di Đà Phật có có tác dụng gì?
Chúng ta đừng nên nghĩ rằng niệm A Di Đà là vì Đức Phật đó có công năng lớn hơn những vị Phật khác. Bởi khi đã thành tựu quả vị Phật, các Ngài đều có mười danh hiệu như nhau, có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Nhưng vì sao chúng ta không chọn niệm một vị Phật nào khác ngoài Đức Phật A Di Đà?
– Vì Phật A Di Đà được chúng ta biết đến qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng ta niệm Phật là tôn trọng và nghe theo lời giáo huấn của vị Bổn sư của mình.
– Căn cứ trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà đều muốn tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tây Phương an lạc. Trong đó có lời nguyện rằng:“ Tất cả chúng sanh 10 phương có lòng tin yêu về cõi ta nếu niệm từ một đến mười niệm mà ta không tiếp dẫn thì ta không thành Chánh giác, trừ ngũ nghịch.
– Căn cứ vào kinh A Di Đà nói rằng: Khi niệm Phật từ 1 ngày đến 7 ngày nhất tâm bất loạn sẽ được vãng sanh về Tây Phương.
– Căn cứ vào câu chuyện của hoàng hậu Vi Đề Hi, khi bà ngán ngẫm cảnh trần thế nhiều tranh đưa, con giết cha đoạt ngôi, bà đã hỏi Đức Phật cảnh giới thanh tịnh để tu hành hướng đến. Khi ấy Đức Phật đã hiện cảnh 10 phương chư Phật và bà đã chọn cảnh giới Tây Phương Cực Lạc để tu tập hướng đến. Lúc đó Đức Phật đã khuyên bà nên nhất danh chấp trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà.
Vì thế, vào thời Đức Phật, danh hiệu Phật A Di Đà đã có mặt và có căn cứ rõ ràng trong sử sách.
– Dựa vào bài kinh cho rằng: Vào thời mạt pháp căn cơ chúng sanh cạn mỏng, vạn ức người tu ít người đắc độ, nương theo pháp môn Tịnh độ sẽ được giải thoát
– Các tổ và thiền sư cũng khuyên chúng ta nên niệm Phật. Chẳng hạn như Thiên Như thiền sư dạy rằng: Vào thời mạt pháp, kinh sách diệt hết chỉ còn lưu lại câu A Di Đà Phật, nếu ai không tin đọa vào địa ngục.
Như thế, có rất nhiều lý do để chúng ta chọn pháp môn Niệm Phật và tin đây là một pháp môn mang đến sự an vui và sự vi diệu cho người tu tập.
Một câu niệm Phật lọt vào tai
Dứt nghiệp oan khiêng, dứt đọa đày
Đức phật Di Đà đài sen ngự
Tiếp người mê lộ thoát trần ai
4, Niệm Phật 6 chữ và Niệm Phật 4 chữ:
Niệm Thánh hiệu Phật A Di Đà là pháp môn Trì danh niệm Phật, rất phổ biến cho các hành giả tu tập theo tông Tịnh độ.
Trì danh niệm Phật hiện có hai cách:
- Niệm Phật 6 chữ (Nam mô A Di Đà Phật)
- Niệm Phật 4 chữ (A Di Đà Phật).
Niệm theo cách nào cũng được, không bắt buộc phải niệm theo bốn hay sáu chữ, tùy thuộc thói quen, sự huân tập của mỗi người.
II, Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày tại gia:
1, Tụng kinh niệm Phật hàng ngày:
Quý Phật Tử nên đến các Đền Chùa hoặc các Niệm Phật Đường để tiến hành tụng kinh Niệm Phật. Khi tới Đền chùa, Niệm Phật Đường , Quý Phật tử sẽ có được một không gian yên tĩnh, thanh tịnh cũng như trang nghiêm. Đồng thời cũng có được những điều kiện tốt nhất phục vụ cho việc tụng kinh Niệm Phật
Với sự phát triển của Phật Giáo tại Việt Nam, các Đền Chùa và Niệm Phật Đường gần như hiện diện khắp nơi trên mọi miện tổ quốc. Quý Phật tử có thể đến các Đền Chùa, Niệm Phật Đường ở địa phương mình đang cư ngụ để Niệm Phật hàng ngày.
Một số Niệm Phật đường nổi tiếng của người Việt:
- Niệm Phật đường Liên Hoa – Quan Âm Phật Đài
- Niệm Phật Đường Hải Đức Bang Texas – Hoa Kỳ
- Niệm Phật Đường A Di Đà tọa lạc tại huyện Buôn Đôn
Trong bối cảnh kinh tế, cũng như những năm gần đây là dịch bệnh Covid-19. Việc tới Đền Chùa, Niệm Phật Đường để tụng kinh niệm Phật không phải lúc nào cũng thuận tiện. Vì vậy, tụng kinh niệm Phật tại gia là một lựa chọn tốt trong việc tu tập niệm Phật hằng ngày.
Để phục vụ việc tụng kinh niệm Phật tại gia, đầu tiên quý Phật tử nên lập một bàn thờ Phật và bài trí một cách trang nghiêm trong nhà.
Một số mẫu bàn thờ Phật tại gia
2, Đài niệm Phật:
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay cũng bán đa dạng các loại máy đài niệm Phật để giúp đỡ việc tụng kinh Niệm Phật được dễ dàng hơn. Trong đó có những bài Niệm Phật tại gia, những Bài kinh niệm Phật hàng ngày có sẵn cho quý Phật tử.
Có thể kể tới một số loại đài niệm Phật như:
- Đài niệm phật 20 bài
- Đài niệm phật kèm thẻ nhớ
- Đài niệm phật năng lượng mặt trời
- Máy Niệm Phật 4 chữ
- Máy Niệm Phật 6 chữ
Quý Phật tử có tìm mua thỉnh Máy đài niệm phật ở khắp nơi, đặc biêt ở các Thành Phố lớn có bán như mua đài niệm Phật tại Hà Nội, mua máy niệm phật giá rẻ ở TPHCM….để có những bài Niệm Phật hay nhất.
III, Niệm Phật như thế nào? Cách niệm Phật:
Niệm Phật gồm có: trì danh niệm Phật , quán tướng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật.
Nhưng trì danh niệm Phật là phương pháp quan trọng nhất, dễ hành trì và dễ thành tựu.
Nghi thức Tụng Kinh Niệm Phật hàng ngày tại gia:
Y phục ngay thẳng đứng hướng về bàn thờ Phật. Nếu nhà không có nơi thờ phượng có thể xoay mặt về hướng Tây (hướng mặt trời lặn).
1, Đảnh lễ
– Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
2, Sám hối
(Hành giả quỳ lên chấp hai tay lại khấn nguyện):
Con tên họ, tuổi, pháp danh nếu có……..Hôm nay, con nguyện ăn năn, sám hối tất cả tội lỗi từ vô thỉ, vô chung đến nay do tham, sân, si, giận hờn, si mê, tà kiến, thân khẩu ý không thanh tịnh tạo nên vô lượng, vô biên tội lỗi như: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm cho thân phật ra máu, hủy hoại chánh pháp, phá sự hòa hợp của chúng tăng, ăn thịt uống rượu, sát sanh hại vật, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ… Nay con thành tâm ăn năn, sám hối nghiệp chướng của con, thành tâm sám hối, không dám che dấu tội đã làm, nguyện được trừ diệt. Tội ác vị lai thề không dám tạo nữa.
– Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lạy)
3,Tán Phật
Phật A Di Đà thân kim sắc
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm
Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ Tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.
Nam-mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật.
4, Niệm Phật
Nam-mô A Di Đà Phật. (108 lần hoặc tùy niệm càng nhiều càng tốt)
Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (10 lần)
Nam-mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (10 lần)
Nam-mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. (10 lần)
Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (10 lần)
5, Phát nguyện
Nguyện sanh Tịnh Độ ở Tây Phương
Chín phẩm hoa sen là Cha Mẹ,
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh,
Bồ Tát bất thối là bạn lữ.
6, Hồi hướng
Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng (ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân Tổ quốc và ân chúng sanh vạn loại)
Dưới cứu khổ ba đường (địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh)
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát lòng bồ đề
Hết một báo thân này,
Đồng sanh cõi Cực Lạc.
(Quỳ xuống chấp hai tay lại đưa lên ngang ngục thành tâm hồi hướng, nguyện):
– Con nguyện đem công đức này, cúng dường lên 3 ngôi tam bảo, 4 ơn cùng 3 cõi pháp giới chúng sinh đồng thành Phật đạo.
– Con xin hồi hướng công đức này nguyện cho quốc thái dân an chúng sinh an lạc thế giới hòa bình.
– Hồi hướng cho tất cả các vong linh ở xung quanh đây, các oán hồn yểu tử thập loại cô hồn đầu ngành cuối bể, không nhà không cửa, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con xả bỏ oán thù, cùng con niệm phật, được nhiều phước báu tốt đẹp, thảy đều siêu thoát, hồi hướng về Tây Phương Tịnh Độ.
– Nguyện hồi hướng công đức này đến cho.. (người mất tên gì nói ra..) được nhiều phước báu tốt đẹp sanh về cõi Tịnh độ an nhàn.
– Nguyện hồi hướng công đức này đến Cha Mẹ anh chị em thân bằng quyến thuộc hiện tiền của con thân tâm an lạc, thiện căn tăng trưởng, thọ mạng lâu dài, nghiệp chướng tiêu trừ, tứ đại điều hoà, làm lành lánh dữ, biết đến Phật Pháp, chuyên tâm tu hành.
– Nguyện hồi hướng công đức này đến với Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại đôi bên đồng sanh Tịnh Độ
– Nguyện cho con ba chướng tiêu trừ, ba độc tiêu trừ phúc huệ tăng trưởng, thân tâm an lạc, tứ đại điều hòa, tâm Bồ Đề tăng trưởng, hết một báo thân này con nguyện sinh về Tây Phương Cực Lạc.
– Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
7, Tam tự quy y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải Đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy).
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy).
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý Đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy).
IV, Kinh Niệm Phật Ba la mật
1, Kinh niệm Phật Ba la mật là gì?
Kinh Niệm Phật Ba La Mật là một quyển kinh chuyên thuyết minh về pháp môn niệm Phật.
Mục đích là để cho hành giả Tịnh độ hiểu rõ yếu nghĩa của phương pháp niệm Phậtmà thật hành cho đúng pháp.
Có thế, thì hành giả mới mong đạt được kết quả cứu cánh viên mãn như ý nguyện.
2, Nguồn gốc kinh niệm phật Ba la mật?
Kinh này nguyên tác bằng Phạn văn và đã được lưu hành rất sớm ở Trung Quốc. Vào thời đại Ðông Tấn ( 317 – 419 Tl ) ở Trung Hoa, có một bậc cao Tăng nổi tiếng tên là Cưu ma la thập, thuộc triều đại Diêu Tần, Ngài đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Ðây là một trong số nhiều dịch phẩm của Ngài.
3, Các bản dịch Kinh Niệm Phật Ba la mật:
Tại Việt Nam đang lưu hành các bản dịch Kinh Niệm Phật Ba la mật sau:
- Kinh Niệm Phật Ba la mật Thích Thiền Tâm do Cố cao tăng Thích Thiền Tâm phát nguyện dịch kinh từ Hán văn ra Việt văn.
- King Niệm Phật Ba la mật Thích Nhật từ giảng giải.
- Kinh Niệm Phật Ba la mật giảng giải của Cư sĩ Tịnh Hải sưu tầm và dịch ra Việt văn.
Tải Kinh Niệm Phật Ba la mật pdf TẠI ĐÂY
Nghe Tụng Kinh Niệm Phật Ba la mật mp3 – Thích Huệ Duyên tụng:
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]