Tháng 7 lại về, có lẽ đối với Phật giáo và các Phật tử thì tháng 7 âm lịch là một khoảng thời gian quan trọng trong năm.
Mọi người con Việt Nam dù đang ở xa hay gần đều cùng nhau hướng về một ngày đại lễ vô cùng đặc biệt ngày lễ Vu Lan báo hiếu.
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, trải qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ không chỉ là ngày lễ của Phật Giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Vu Lan báo hiếu là một trong các ngày lễ lớn để tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên.
Vu Lan được gọi là mùa báo hiếu. Vì sao lại như vậy?
Lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Lễ Vu Lan nên làm gì để báo hiếu cha mẹ?…
Và nhiều câu hỏi nữa về Vu lan mà không phài ai cũng hiểu rõ
Để có cái nhìn tường tận hơn về ngày Đại Lễ Vu Lan báo hiếu, Điêu Khắc Trần Gia sẽ cùng Quý Độc Giả, Quý Phật Tử tìm về lịch sử qua bài viết sau nhé!
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Contents
- 1 I, Vu lan là gì?
- 2 II, Sự tích nguồn gốc lễ Vu Lan báo hiếu:
- 3 III, Vì sao gọi là Vu Lan báo hiếu? Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan báo hiếu:
- 4 IV, Ngày Vu lan nên làm gì? Những việc làm ý nghĩa dành cho cha mẹ trong ngày Vu Lan báo hiếu
- 5 V, Vu Lan tại Việt Nam và ý nghĩa hoa hồng cài áo:
- 6 VI, Tụng Kinh Vu Lan báo hiếu:
- 7 Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
I, Vu lan là gì?
1, Nghĩa của từ Vu Lan:
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là “treo (ngược) lên”.
Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), “treo ngược lên” cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền (解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn.
Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục.
Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié), còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.
Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
2, Phân biệt ngày Lễ Vu Lan và ngày Xá tội vong nhân:
Vậy lễ này có phải cũng là lễ cúng cô hồn hay không ?
Không ! Ðây là hai lễ cúng khác nhau được cử hành trong cùng một ngày.
Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng khác nhau.
Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng.
Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phước. Sự khác nhau giữa hai bên là hiển nhiên, dù xùng diễn ra cùng ngày 15 tháng 7 âm lịch nhưng chúng ta không nên nhầm lẫn giữa 2 ngày lễ này.
3, Lễ Vu lan năm 2021 là ngày nào?
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông.
Lễ Vu Lan năm 2021 rơi vào Chủ Nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch.
II, Sự tích nguồn gốc lễ Vu Lan báo hiếu:
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa khi bồ tát Mục Kiều Liên tu thành chánh quả, lúc tưởng nhớ tới mẫu thân, đã dùng phép thần nhìn khắp trời đất.
Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh vào ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở, ông đem cơm xuống tận cõi quỷ dâng lên cho mẹ mình.
Nhưng do đói khát lâu ngày nên khi ăn, mẹ của ông dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác tới tranh cướp, vì vậy thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ và được Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quản đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu.
Chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương trời mới mong giải cứu được.
Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật dạy, Mục Liên đã giải thoát được cho mẹ mình. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này mà làm.
Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
III, Vì sao gọi là Vu Lan báo hiếu? Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan báo hiếu:
Lễ hội Vu Lan là lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2000 năm, lễ hội không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung.
Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại.
Vì vậy, đây là ý nghĩa đầu tiên của người con Phật mong báo đáp ơn đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ, và còn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại được luôn sức khỏe và an lành.
Đồng thời thấm sâu hơn nữa là giáo lý tỉnh thức của đạo giác ngộ để thoát khổ trong cuộc sống hiện tại. Ngày Vu Lan vì vậy cũng được gọi là Lễ Báo Hiếu.
Ý nghĩa thứ hai: truyền thống Vu Lan còn là ngày cứu khổ – giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) cho mọi sinh linh trong cuộc sống.
Vì vậy người phật tử muốn đến chùa tụng kinh Vu Lan và kinh Báo ân để cứu khổ cho cha mẹ nhiều đời và cả cho mọi người bị nạn trong cảnh khổ như treo ngược.
Ý nghĩa thứ ba là nét truyền thống tri ân và báo ân: người phật tử quan niệm có 4 ân lớn đó là ân Cha mẹ, ân Thầy tổ, ân Quốc gia và ân Chúng sinh.
Do đó, ý nghĩa thứ ba của lễ hội Vu Lan chính là lễ hội tri ân và báo ân của người con Phật, và đến ngày rằm tháng bảy mọi phật tử đều mong đến chùa tụng kinh, lễ Phật, phóng sinh, bố thí làm nhiều điều thiện lành để đền đáp bốn ân nặng của người con Phật.
Ý nghĩa thứ tư: Chính là trong cuộc sống hiện tại của chúng ta phải sống đời thuận thảo với cha mẹ, bà con, thân thuộc. Nhất là phải săn sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, cả vật chất lẫn tinh thần.
Hiện nay nét văn hóa ngày hiếu hạnh đã lan tỏa khắp mọi nơi qua truyền thống cài hoa hồng vào dịp ngày Vu Lan, đó cũng là nét văn hóa đẹp chúng ta cần tiếp nối và phổ biến để đem lại cuộc sống an lành cho mọi người, cho xã hội.
IV, Ngày Vu lan nên làm gì? Những việc làm ý nghĩa dành cho cha mẹ trong ngày Vu Lan báo hiếu
1, Sum họp gia đình
Khi càng trưởng thành, chúng ta càng bận rộn với cuộc sống riêng và công việc nên ít khi có thời gian ở bên cha mẹ.
Vì vậy, lễ Vu Lan chính là một dịp tuyệt vời để những thành viên trong gia đình sum họp cùng ăn uống, trò chuyện.
Đó chính là món quà ý nghĩa nhất mà cha mẹ bạn mong đợi.
Ngày Lễ Vu Lan là cơ hội để bạn nói ra những lời chúc chân thành gửi đến cha mẹ mình – những lời mà thường ngày chúng ta vẫn ngại chưa dám mở lời.
Trở về bên cha mẹ, dành cho họ một cái ôm thật chặt và những câu chúc thành tâm, đó là những điều hạnh phúc nhất đối với cha mẹ bạn đấy!
2, Đi chùa cầu an
Lễ Vu Lan là một lễ lớn trong năm của Phật giáo, bởi vậy vào ngày này các chùa đều tổ chức cúng bái vô cùng hoành tráng.
Đi chùa cầu an cho cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan chính là việc bạn nên làm để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình.
Hãy cầu chúc cho cha mẹ luôn được khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc.
Nếu cha mẹ đã rời khỏi trần thế, bạn hãy cầu xin Phật phù hộ cho cha mẹ mình an nghỉ nơi chín suối.
Như đã nói trên thì Lễ Vu Lan cùng ngày với ngày Xá tội vong nhân.
Lễ Vu Lan ăn chay để hồi hướng, cầu xin cho cha mẹ được bình anh. Đồng thời cũng là lời cầu hồi hướng cho các linh hồn vong nhân.
3, Mua quà tặng cha mẹ
Tặng quà cũng là một trong những hành động thiết thực và ý nghĩa để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của bạn đến với cha mẹ mình.
Tùy vào hoàn cảnh bạn có thể chọn những món quà phù hợp với cha mẹ.
Tuy nhiên, đối với các bậc sinh thành, chỉ cần bạn chân thành thì một bó hoa, bức thư hay một bữa ăn đều vô cùng ý nghĩa.
V, Vu Lan tại Việt Nam và ý nghĩa hoa hồng cài áo:
1, Lễ Vu Lan tại Việt Nam:
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam lễ Vu Lan (nhằm ngày 15/7 âm lịch) từ lâu đã thành một ngày trọng đại, không thể thiếu được trong hệ thống các hoạt động văn hoá tâm linh.
Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.
Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…
Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu.
Theo giáo lý đạo Phật, việc báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp háo luân hồi.
Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau.
Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân”.
Ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác vào ngày Vu lan, hàng trăm, đôi khi hàng nghìn người, tập trung đến các chùa để tụng kinh, cầu nguyện cho người quá cố và cúng dường lên Đức Phật.
Theo phong tục, vào ngày lễ Vu lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh.
Trước đây, mỗi khi Vu lan đến, người ta đốt rất nhiều giấy tiền, vàng mã, hình nhân và các vật dụng bằng giấy.
Theo giáo lý đạo Phật, việc đốt vàng mã này xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng dân gian, bắt nguồn từ văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa, chứ hoàn toàn không liên quan đến giáo lý đạo Phật – Phật giáo không khởi xướng và không cổ xúy cho vấn đề này.
2, Tập tục hoa hông cài áo trong ngày Đại Lễ Vu Lan:
Nghi thức Bông hồng cài áo xuất phát từ áng văn viết về Mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết trong những năm 1960.
Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo.
Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương.
Việc nhớ về bâc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ Hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Với ý nghĩa đó, nhiều người Việt mình đến ngày Vu Lan đều cài một bông hoa màu hồng lên áo, ấy là biểu tượng của việc còn Mẹ – Cha. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng.
Ý nghĩa bông hoa cài trên ngực áo
Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha.
Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.
Vu Lan là dịp đặc biệt để giới trẻ sống chậm lại và yêu thương nhiều hơn.
Những người đến chùa đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ.
Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời…
Bông hồng là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý.
Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực hoa hồng cao quý là tình cảm đẹp nhất, kính trọng nhất đối với bậc sinh thành.
Mang ý nghĩa sâu sắc đó, nhiều người Việt Nam khi đến ngày Vu Lan đều cài một bông hồng trên áo.
VI, Tụng Kinh Vu Lan báo hiếu:
1, Giới thiệu Kinh Vu Lan báo hiếu
Phẩm Kinh Vu Lan gồm ba phần: Phần dẫn nhập, phần Chánh kinh và phần hồi hướng. Đây là nghi thức thuần Việt có nhiều bài sám nguyện, thường đọc tụng suốt mùa Vu Lan tháng bảy như là tháng báo hiếu của người con Phật.
Kinh Vu Lan có thể được đọc tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tiền, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo cho con cháu.
Ngoài ra, nghi thức này có thể được sử dụng trong những dịp chúc mừng sinh nhật mẹ cha, chúc thọ cho ông bà và ngay cả các khóa lễ kỳ siêu cho cha mẹ quá cố và cửu huyền thất tổ.
Vì tính đa dạng của nghi thức, người thọ trì đọc tụng phải chọn đúng bài sám nguyện với nội dung thích hợp.
Tụng nghi thức này là để tiếp tục nuôi lớn các hạt giống biết ơn và đền ơn đối với hai đấng sinh thành.
Niên đại xuất hiện của Kinh Vu Lan này không rõ, nhưng gần nhất là vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.
Mặc dù tính chất nguyên thủy của bài kinh còn và gắn liền với văn hóa Trung Quốc, nhưng giá trị giáo dục đạo hiếu và đạo đức làm người trong hai kinh này này là điều nổi bật và không thể phủ nhận. Kinh Vu Lan nhấn mạnh tính giáo dục và đạo đức con người.
2, Nội dung và ý nghĩa Kinh Vu Lan báo hiếu
Nhân sự kiện Đức Phật đảnh lễ đống xương khô trong đó có cha mẹ nhiều đời trong quá khứ của ngài, đức Phật đã giảng dạy về 10 đức ân của hai đấng sanh thành như sau:
1) Gìn giữ con khi mang thai,
2) khổ đau trong sinh nở,
3) lo lắng trăm bề đến lúc sinh,
4) nuốt đắng nhả ngọt,
5) nhường khô nằm ướt,
6) bú mớm nuôi nấng,
7) tắm rửa săn sóc,
8) thương nhớ không nguôi,
9) quá vì con, thậm chí làm ác,
10) thương con trọn đời.
Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Đức Phật dạy phương pháp báo hiếu về phương diện vật chất lẫn tinh thần.
Nếu đối với cha, công ơn trời biển thuộc về phần nuôi nấng và giáo dục con cái thì đối với mẹ là cả bầu trời tình thương, mười tháng cưu mang, ba năm bú mớm, cho đến lúc con cái được trưởng thành và hạnh phúc trong đời
Trong hành trình mang lại hạnh phúc cho con cái, đôi lúc cha mẹ đã hy sinh hạnh phúc của bản thân.
Có nhiều bậc cha mẹ trong kế sinh nhai đầy lao khó đã phải bất đắc dĩ “tính sao có lợi thì làm khác, Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm”.
Hiểu được công ơn trời biển của hai đấng sinh thành, tất cả những người làm con phải lo báo hiếu cù lao.
Đạo đức của lòng hiếu thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức của bản thân, thấy được song thân ân trọng, nỗ lực đền đáp bằng tất cả tấm lòng trong mọi tình huống, dù trong lúc khốn đốn khó khăn, vật đổi sao dời, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ trước sau như một.
Vì tình thương và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái là không bờ bến.
Tất cả sự báo hiếu của con thảo cháu hiền chỉ đáp đền được phần nào đó trong muôn một.
Những kẻ bất hiếu là tự gieo bất hạnh cho bản thân, và khó có cơ hội sống trong hạnh phúc thật sự.
Do đó hiếu thảo là nhu cầu không thể thiếu của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị trong cuộc đời.
Đạo hiếu thảo Điểm nổi bật và quan trọng nhất trong kinh Vu Lan là đạo hiếu như một phương pháp tu tập.
Nếu trong kinh Vu-lan, đương sự báo hiếu là ngài Mục-kiền-liên, vị đệ tử lỗi lạc với thần thông số một, thì trong kinh Báo Ân, sự báo hiếu được khởi đi bằng sự kiện đức Phật đảnh lễ đống xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài.
Giá trị giáo dục ngụ ý của hai kinh này rất cao: Thánh nhân và Phật còn hiếu thảo với cha mẹ như vậy thì huống hồ là người phàm phu tục tử chúng ta mà không chịu sớm lo báo đáp.
Điều đó còn nói lên rằng đạo hiếu là nền tảng của đạo làm người và đạo thánh nhân.
Thiếu hiếu thảo, tính cách đạo đức của con người đã bị phá vỡ và do đó không thể trở thành các bậc hiền thánh để đời ca tụng và học hỏi theo được.
Đạo hiếu thảo là đạo làm người và đạo làm thánh. Đây là bước khởi đầu của mọi đạo lý trên đời.
Nếu tính cách thiêng liêng của đạo hiếu bị phá vỡ thì tính cách đạo đức của một cá nhân cũng không thành tựu được.
Nghĩa là người bất hiếu không phải là người hiền lương và đạo đức, và do đó không phải là con người đúng với nghĩa là một động vật tiến hóa về ý thức và đạo đức.
Cách thức mà ngài Mục-kiền-liên cứu thoát mẹ ngài khỏi cảnh quỷ đói là nhờ vào oai đức giáo hóa qua hình thức chú nguyện của cộng đồng tỳ-kheo thanh tịnh và có đủ giới đức.
Đây là điểm quan trọng trong Kinh Vu Lan.
Oai đức của cộng đồng được xem như biển cả bao la (chúng đức như hải), có thể giúp chúng ta hoàn tất các Phật sự một cách mỹ mãn: Ở đây là giáo hóa và cứu độ nạn nhân trong thế giới ngạ quỷ.
Nội dung của bài kinh khuyến khích và dạy bảo chúng ta nên sống nương tựa vào đạo đức cộng đồng trong việc tu tập và làm Phật sự.
Do đó đạo đức cộng đồng được xem là giải pháp của mọi vấn đề đạo đức và luân lý của thời đại.
Trong công cuộc giáo hóa chúng sinh, chúng ta cần đến một sức mạnh đạo đức tổng hợp và mang tính cộng đồng như vậy.
Chính nhờ vào đạo đức cộng đồng của các vị thánh tăng và cao tăng nghiêm trì giới luật, mẹ ngài Mục-kiền-liên đã được “cảm hóa” rồi đi đến “tự chuyển hóa” và nhờ đó bà được giải thoát.
Bà được thoát cảnh ngạ quỷ không chỉ đơn thuần do sức chú nguyện của mười phương tăng.
Thật chất là do sức oai thần đạo đức của mười phương tăng đã cảm hóa được bà, giúp bà tự chuyển hóa các nghiệp xấu ác của ngạ quỷ, phát huy tối đa nghiệp thiện, tái sanh về cảnh giới tốt.
Đây là một quy trình vừa tâm lý vừa đạo đức trên nền tảng nỗ lực của tự tâm.
Nói cách khác nếu bản thân mẹ của ngài Mục-kiền-liên không tự nỗ lực để chuyển hóa nghiệp xấu ác của chính bà thì oai đức của chư tăng cũng vô phương cứu chữa.
Đó là mấu chốt của vấn đề cứu độ trong Kinh Vu Lan.
Một vấn đề cần lưu tâm về Kinh Vu Lan là vấn đề phương pháp báo hiếu qua việc cúng dường trai tăng trong ngày rằm tháng 7.
Kinh văn chép đó là ngày Phật hoan hỷ và chư tăng thanh tịnh sau ba tháng chuyên ròng tu tập thiền định và phát huy giới đức.
Thực ra, không phải chỉ có ngày rằm tháng 7 Đức Phật mới hoan hỷ. Đức Phật luôn luôn hoan hỷ trong mọi thời gian.
Nói cách khác nơi nào và lúc nào, có những người con hiếu thảo, cung kính, nuôi dưỡng cha mẹ đúng pháp, nơi đó có sự hoan hỷ của Phật, nơi đó có sự sống đạo đức.
Nơi nào con cái bất hiếu ngỗ nghịch với cha mẹ, nơi đó không có sự hoan hỷ, mà chỉ có mặt của đau khổ và bất hạnh.
Sở dĩ kinh văn nói đến rằm tháng 7 là ngày Phật hoan hỷ là nhằm nhấn mạnh vào hành vi hiếu thảo của các người con trong ngày mang tính biểu tượng đạo hiếu và báo hiếu này.
Kế đến việc cúng dường chư tăng, kinh văn có nói “sắm đủ mọi phẩm vật tươi tốt và thượng hạng”.
Đây là một cách mô tả mang tính ẩn dụ văn học.
Cách mô tả của Kinh Vu Lan văn phản ánh một quan niệm rằng người con hiếu thảo phải sẵn lòng vì cha mẹ không tiếc tiền của để báo đáp công ơn sanh thành của cha mẹ.
Sắm các thức ăn ngon và sang trọng phải được hiểu là cách thể hiện lòng chí thành hay chân thành của người con đối với việc chu lo cho cha mẹ, chứ không nhất thiết là các phẩm vật thượng hạng trong thực tế.
Một khi lòng đã chân thành rồi thì số lượng và khối lượng vật chất dùng vào việc hiếu thảo không còn là vấn đề nữa.
Nói cách khác, khi có đủ lòng chân thành thì cúng cho Tam bảo một nén hương, một bát nước, một cành hoa, một trái cây cũng là báo hiếu cha mẹ được.
Thế mới biết trong đạo Phật chữ tâm quan trọng đến thế. Tâm là tiêu chí đánh giá thiện ác và là cái cân để đo lường các trị số đạo đức của hành vi, trong báo hiếu nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Đạo Phật trong ý nghĩa này được xem đạo dạy về tâm, huấn luyện về tâm và tu tập về tâm.
Vậy đối tượng giáo dục của Kinh Vu Lan này là ai? Ngài Mục-kiền-liên? Mẹ ngài Mục-kiền-liên? Hay chúng sinh nói chung?
Câu trả lời ngắn gọn là thông điệp của Kinh Vu Lan là dành cho tất cả loài người, những người từng là con và do đó phải có trách nhiệm đền đáp ân nghĩa sanh thành và nuôi nấng của cha và mẹ.
Kinh Vu Lan còn hướng đến những chúng sinh đang bị đau khổ, do bị nghiệp bất thiện gây ra trong đời sống hiện tại cũng như trong quá khứ.
Do đó việc báo hiếu không chỉ dành cho hàng đệ tử tại gia mà còn chung cho hàng xuất gia; việc cứu độ không chỉ dành cho người sống mà còn cho người quá vãng.
Với tinh thần cứu sanh độ tử, đạo Phật đã thật sự đi vào ngõ ngách của cuộc sống.
Độ người còn sống để giúp họ sống hạnh phúc ở hiện tại và tương lai. Độ người đã chết để giúp họ sớm thoát khỏi cảnh giới xấu xa và đau khổ.
Nếu người hành trì đạo Phật muốn biến đạo Phật thành đạo chỉ “độ người sống” mà không có “độ người chết” thì họ đã làm cho đạo Phật trở nên không trọn vẹn.
Ngược lại, nếu biến đạo Phật thành đạo chỉ có độ người chết mà không có độ người sống lại càng làm cho đạo Phật không còn là đạo Phật nữa.
Nói cách khác, đạo Phật quan tâm đến nhiều phương diện của đời sống, bao gồm sống và chết.
Các hình thức nghi lễ cúng kiến cho người chết mà không thuyết pháp để độ người sống sẽ biến đạo Phật thành một “đạo ma chay”, điều mà đức Phật đã từng lên án khi Ngài còn tại thế.
Mong sao những người con Phật ý thức được việc làm của mình, không biến đạo Phật từ một đạo vị nhân sinh sống động thành một đạo vì người chết.
Nếu Kinh Vu Lan thông điệp hiếu kính cha mẹ thì mùa Vu Lan là mùa biểu tượng của đạo hiếu trong đạo Phật.
Đó là mùa gợi chúng ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Mùa Vu Lan do đó trở thành mùa báo hiếu.
Lễ hội Vu Lan là lễ hội của hiếu thảo, thương kính cha mẹ.
Hiếu thảo cha mẹ thì chúng ta phải biết kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy, phụng dưỡng nuôi nấng cha mẹ, sớm thăm tối viếng khi cha mẹ đau ốm, hướng dẫn cha mẹ quy y Tam bảo, trở thành người Phật tử chân chánh, nếu cha mẹ chưa trở về với chánh pháp.
Nói chung, người Phật tử phải biết đền ơn cha mẹ hiện đời cũng như cha mẹ trong đời quá khứ.
Đạo lý của Vu Lan như vậy là đạo lý vì con người, vì sự an lạc của tất cả chúng sinh.
Từ phương diện xã hội, lễ Vu Lan Báo Hiếu còn là dịp tốt để người Phật tử phát tâm cúng dường Tam bảo, làm việc nhân từ, phóng sanh cứu vật …
Tinh thần trong Kinh Vu Lan dạy chúng ta ý thức độ lượng, bao dung, hướng đến và giúp đỡ người khác trong tinh thần vô vị lợi.
Ngoài ra, Vu Lan còn là cơ hội tốt cho chúng ta phát tâm bồ đề hướng đến các chúng sanh ngạ quỷ đang đau khổ, làm các việc công đức để hồi hướng cho họ.
Một lễ hội có nhiều giá trị đạo đức và luân lý như vậy cần được phát huy để cho sự sống của con người hôm nay và mai sau thật sự an lạc trong đạo lý và tình người.
3, Cách tụng niệm Kinh Vu Lan báo hiếu
Từng câu chữ trong Kinh Vu Lan có nghĩa lý rất thâm sâu và vi diệu, có câu chữ mang chất ẩn dụ cao, đọc qua một hai lần không thể nào chúng ta hiểu rõ được. Do đó, khi tụng kinh, chúng ta phải hết lòng thành kính.
Phải có tâm tha thiết trân quý từng câu chữ.
Trước khi tụng Kinh Vu Lan, ta nên rửa tay, súc miệng cho sạch sẽ và y phục phải trang nghiêm. Khi ngồi, đứng phải giữ thân cho ngay thẳng.
Lúc lạy hay quỳ phải giữ thân đoan nghiêm. Miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe.
Chỉ có con đường tự chuyển hóa tâm thức chính mình, qua sự hướng đạo của Tam bảo, hành vi và lời nói của chúng ta sẽ trở nên thiện.
Đây là con đường cứu độ bản thân và tha nhân có hiệu quả nhất.
Mọi hình thức trông chờ vào tha lực của người khác chỉ là phản ánh của một nhận thức sai lầm về quy luật nhân quả “ai làm lấy chịu, ai tu nấy chứng” của Đức Phật và tệ hơn nữa là một sự đổ vỡ của đời sống hướng thượng của bản thân.
Kinh Vu Lan và lễ hội báo hiếu đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống mãi trong đạo đức chữ hiếu và đạo lý làm người, của tất cả con người trên hành tinh.
Cùng lắng nghe Kinh Vu lan trọn bộ có chữ
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP TẠI ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA
[elementor-template id=”9976″]Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Điêu Khắc Trần Gia.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]