Ý nghĩa niệm Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện trọn bộ.

Hiếu nghĩa và Phổ độ chúng sinh lầm lạc trong Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện

Như trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu qua về Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát và sự linh ứng của kinh địa tạng.

Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện là gì? Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện trọn bộ như thế nào? Cách đọc tụng kinh Địa Tạng bổn nguyện ở nhà sao cho đúng?

Điêu Khắc Trần Gia xin gửi tới quý Phật tử, Quý độc giả những kiến thức do chúng tôi tổng hợp về Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện qua bào viết sau:

MỜI QUÝ PHẬT TỬ HOAN HỶ CHIÊM NGƯỠNG CÁC MẪU TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT RẤT ĐẸP:

I, Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện và Bổn Nguyện Đức Địa Tạng:

Bổn Nguyện của Đức Địa Tạng thể hiện trong bài viết https://tuongphattrangia.com/bai-kinh-dia-tang-vuong-bo-tat/. Nếu chúng ta học, hiểu và thực hành đúng như lời Phật dạy sẽ đạt được công đức, phước báu thù thắng. Con đường giải thoát là con đường loại trừ tất thảy khổ đau, sinh tử, đem lại an lạc cho chúng sinh

Từ vô lượng kiếp lâu xa về trước, Bồ Tát Địa Tạng đã phát lời nguyện rộng lớn cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi “ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề”. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện là một trong những bộ kinh Bắc truyền nói về công đức, oai lực của Bồ Tát Địa Tạng Vương.

II, Sự ra đời Địa Tạng Bổn Nguyện kinh: Nhân duyên Đức Phật thuyết kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện

Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa bảy ngày, Thánh Mẫu Ma Da đã thác sanh về cõi trời Đao Lợi. Trải qua thời gian tu hành và đắc đạo, khi Đức Phật sắp nhập Niết bàn, với lòng hiếu thảo của một đấng Thiên Nhân Sư, Ngài đã lên cung trời Đao Lợi thuyết Pháp báo đáp ân đức sinh thành của mẫu thân trong ba tháng an cư.

Trong Pháp hội vo cùng quan trọng này có sự hiện diện đông đủ của chư Phật, Đại Bồ tát ở khắp các phương. Thêm vào đó là các chúng Trời, Rồng, Quỷ thần trong cõi Ta-bà và các cõi cũng đến dự pháp hội. Là Cha lành của bốn loài, Đức Phật luôn làn nhưng việc lợi ích cho chúng sinh. Ngài thương chúng sinh đời vị lai cang cường, khó độ mà rơi vào ba đường ác.

Vì thế, trong pháp hội này, Ngài đã phó chúc cho Bồ Tát Địa Tạng nhiệm vụ: “Nếu khi chúng nó có bị đọa vào đường dữ chịu nhiều sự thống khổ, thì ông nên nghĩ nhớ đến Ta ở cung Trời Đạo-Lợi ân cần phó chúc đây mà gắng độ chúng sanh, làm cho chúng sanh trong cõi Ta-Bà này đến lúc Phật Di-Lặc ra đời, đều đặng giải thoát khỏi hẳn các điều khổ, gặp Phật, được Đức Phật thọ ký”. (Phẩm thứ hai, Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện).

III, Tôn chỉ, ý nghĩa kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện:

Tôn chỉ hiếu đạo của bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện:

Về những bổn phận, nghĩa vụ, sự hiếu kính của người con đối với cha mẹ.

Nêu lên những tội phúc, quả báo để chúng sinh ở hiện tại và tương lai, tiền kiếp và hậu kiếp mà biết nương theo lời Phật dạy tu tập giải thoát.

Ngoài ra, bộ kinh này còn mang ý nghĩa: độ sinh, bạt khổ và báo ân.

Độ sinh là độ chúng sinh trong cõi vô hình và cõi hữu hình.

Bạt khổ là dứt trừ khổ não cho chúng sinh trong các cõi. Báo ân là đền đáp ân đức của tứ trọng ân.

Xuyên suốt bộ kinh là Hiếu đạo, cho nên kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện còn gọi là Hiếu kinh.

IV, Nội dung kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện:

1, Bố cục:

Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát trọn bộ được chia làm 3 phần với 13 phẩm.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện quyển thượng gồm có 4 phẩm:

Phẩm Thứ Nhất: Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi

Phẩm Thứ Hai: Phân Thân Tập Hội

Phẩm Thứ Ba: Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên

Phẩm Thứ Tư: Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh

Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện quyển trung gồm có 5 phẩm:

Phẩm Thứ Năm: Danh Hiệu Của Ðịa Ngục

Phẩm Thứ Sáu: Như Lai Tán Thán

Phẩm Thứ Bảy: Lợi Ích Cả Kẻ Còn Người Mất

Phẩm Thứ Tám: Các Vua Diêm La Khen Ngợi

Phẩm Thứ Chín: Xưng Danh Hiệu Chư Phật

Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện quyển hạ gồm có 4 phẩm:

Phẩm Thứ Mười: So Sánh Nhơn Duyên Công Ðức Của Sự Bố Thí

Phẩm Thứ Mười Một: Ðịa Thần Hộ Pháp

Phẩm Thứ Mười Hai: Thấy Nghe Ðược Lợi Ích

Phẩm Thứ Mười Ba: Dặn Dò Cứu Ðộ Nhơn Thiên

Vậy Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện sau 13 phẩm có thêm phần hồi hướng.

2, Công đức tu tập:

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là những giáo lý căn bản mà người tu học Phật cần nắm rõ trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.

Người tu học Phật cần phải có tâm hiếu, vì “hiếu tâm là Phật tâm, hiếu hạnh là Phật hạnh”.

Đồng thời phải biết bố thí, cúng dường, trì giới, thiền định, tu tập trí tuệ, thực hành Bồ Tát hạnh của Đức Địa Tạng Bồ Tát, tin vào nhân quả – nghiệp báo để độ mình, độ người và độ chúng sinh.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Kinh Địa Tạng là bộ kinh Đại thừa rất quan trọng đối với Phật giáo, Phật tử Đại thừa, là bộ kinh có thể để đầu giường, được chúng ta thường học, nghe và thực hành, dạy rất nhiều điều cụ thể cho chúng ta, việc âm việc dương, gọi là âm dương lưỡng lợi. Nhưng xuyên suốt, trọng tâm của bộ kinh Địa Tạng là tinh thần hiếu đạo và độ sinh. Hiếu đạo và độ sinh cũng là một, có hiếu đạo mới có độ sinh. Chữ hiếu là trung tâm của Phật đạo. Hiếu không chỉ với mẹ cha hiện đời, mà hiếu với mẹ cha nhiều kiếp, tức là hiếu với tất cả chúng sinh. Tinh thần hiếu này mới là hiếu của Phật. Cho nên, kinh Địa Tạng nói về bản tâm của chúng ta. Tâm của chúng ta phải gieo trồng hạt giống hiếu hạnh. Hạt giống hiếu hạnh này là hạt nhân để thành Phật. Chúng ta phải nêu cao đạo lý hiếu hạnh, tri ân. Xã hội nào cũng thế, kể cả thời kỳ không có Phật Pháp, đạo hiếu còn tồn tại thì chúng ta cũng coi như có Phật Pháp. Những người con hiếu đạo sau này sẽ được vào trong chính Pháp”.

V, Lợi ích hành trì kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện:

Trong cốt lõi của bộ kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy cho chúng ta những phương pháp tu tập để chuyển hóa khổ đau, mang lại an lạc thật sự cho chúng sinh.

Trong kinh Địa Tạng, Đức Phật dạy muốn nhận những lợi quả tốt đẹp thì phải biết hiếu thuận, bố thí, cúng dường, trì giới

Người nào thực hành đúng như lời Phật dạy trong kinh Địa Tạng sẽ được nhiều lợi ích như chư Thiên gia hộ, có tài sản giàu có, không bị bệnh tật, không bị trộm cắp, tăng trưởng phước báu, được mọi người tôn kính, gieo nhân thành tựu Bồ Đề… và cuối cùng thành tựu quả vị Phật.

Hiếu kính với cha mẹ là điều mà con cái phải luôn học hỏi và khắc ghi.

Như vậy, chỉ cần học, hiểu và thực hành đúng những điều căn bản mà Phật dạy trong kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện sẽ đạt được công đức, phước báu thù thắng.

Con đường loại trừ tất thảy khổ đau, sinh tử, đem lại an lạc cho chúng sinh chính là con đường giải thoát duy nhất

Đó cũng là bổn nguyện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ước ao rằng những ai đã có duyên với Phật Pháp sẽ kiên tâm hành trì vững bước trên con đường giác ngộ cho đến ngày thành tựu đạo quả giải thoát.

VI, Cách tụng kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia:

Ngoài việc nghe tụng, đọc Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát tại chùa, quý Phật tử cũng có thể thờ tụng và đọc tại nhà.

Đặc biệt tụng kinh Địa Tạng bổn nguyện trong các ngày lễ lớn như Lễ Vu Lan báo hiếu, để hồi hướng và làm tròn hiếu nghĩa với đức sinh thành.

Việc đọc kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện vào dịp tháng 7 âm lịch, để giúp các linh hồn trong cõi u linh và các linh hồn không nơi nương tựa nhanh chóng được giải thoát.

Quý Phật tử có thể tìm mua Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện trọn bộ tại các Chùa, Nhà sách phật tử… Hoặc có thể tải kinh về.

Kinh Địa tạng bổn nguyện pdf:

Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện file word cũng được nhiều người chép lại.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thích Trí Tịnh hiện tại rất được ưa chuộng. Quý Phật tử có thể nghe kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện mp3.

Để tỏ lòng thành kính với Địa Tạng Vương Bồ Tát và thuận tiện cho việc thờ tụng Ngài, Quý Phật tử nên thỉnh cho gia đình một ảnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát trang nghiêm, hảo tướng ở những cơ sở có uy tín.

MỜI QUÝ PHẬT TỬ HOAN HỶ CHIÊM NGƯỠNG CÁC MẪU TƯỢNG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT RẤT ĐẸP: